Một số nội dung mới của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại trong quản lý thuế
(BDO) Luật Quản lý thuếsố 38/2019/QH14 đã bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại trong quản lý thuếđược quy định tại (Điều 27): “Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại.
1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuếvà thu các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuếđiện tử, hoàn thuếđiện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuếđiện tử, hoàn thuếđiện tử; b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuếđiện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; c) Hỗ trợ người nộp thuếtrong quá trình thực hiện nộp thuếđiện tử; d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuếcủa người nộp thuếkhi mở tài khoản. 3. Khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuếphải nộp theo quy định pháp luật về thuếcủa tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam. 4. Trích tiền để nộp thuếtừ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuếbị cưỡng chếthi hành quyết định hành chính về quản lý thuếtheo đề nghị của cơ quan quản lý thuế. 5. Trường hợp người nộp thuếcó bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước theo quy định của luật này nhưng người nộp thuếkhông nộp đúng thời hạn thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước thay cho người nộp thuếtrong phạm vi bảo lãnh. 6. Chính phủ quy định chi tiết điều này”… (còn tiếp)
CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG