Một số điểm mới của Luật Tố cáo 2018
Ngày 12-6-2018 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đãchính thức thông qua Luật Tố cáo, theo đó Luật Tố cáo gồm có 9 chương, 67 Điều quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
(BDO)
Luật Tố cáo 2018 quy định nguyên tắc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo. Luật Tố cáo 2018 nghiêm cấm các hành vi như: Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo; thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo; làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo; không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tốcáo, người bị tố cáo; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo; đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo; bao che người bị tố cáo; cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo; mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo; lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
Về trình tự giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 28 Luật Tố cáo gồm có 4 bước: “Thụ lý tố cáo; xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo”. So với Luật Tố cáo 2011 thì Luật Tố cáo 2018 đãrút gọn trình tự giải quyết tố cáo xuống còn 4 bước, trước đây là 5 bước, bỏcác bước: Tiếp nhận xử lý thông tin tố cáo; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, bổ sung bước: Thụ lý tố cáo.
Về thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018: “Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày”. Trước đây Luật Tố cáo 2011 quy định thời hạn này là 60 ngày, vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.
SỞ TƯ PHÁP