Mối quan hệ giữa người lao động với doanh nghiệp: Ngày càng hài hòa, thắt chặt hơn
Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, chăm lo đời sống cho người lao động (NLĐ) ổn định và ngày càng tiến bộ trong doanh nghiệp, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã cụ thể hóa thành những phong trào thi đua, mang lại hiệu quả thiết thực…
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thiện Phước, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh, cho biết với phương châm “Hướng mạnh về cơ sở vì quyền lợi hợp pháp chính đáng NLĐ”, 5 năm qua, bằng các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”, công nhân lao động trong các doanh nghiệp đã đóng góp 1.181 công trình sản phẩm, 2.943 sáng kiến, làm lợi trị giá 235 tỷ đồng. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chăm lo tốt đời sống NLĐ là giải pháp kết nối giữa NLĐ và NSDLĐ. Trong ảnh: Công nhân Công ty Ta Tung Việt Nam lắp ráp sản phẩm điện tử.
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức công đoàn (CĐ) cơ sở trong doanh nghiệp luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân lao động (CNLĐ) lên hàng đầu. Để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, phòng ngừa tranh chấp lao động tập thể, đình công tự phát tại doanh nghiệp, CĐ cơ sở đã tổ chức đối thoại giữa người sử dụng lao động với CNLĐ và cán bộ CĐ tại doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết những kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, ổn định tình hình quan hệ lao động. CĐ cấp trên cơ sở cũng hỗ trợCĐ cơ sở xây dựng, thương lượng vàký kết thỏa ước lao động tập thểvới chủdoanh nghiệp; đồng thời, tổ chức gặp gỡ, tọa đàm giữa lãnh đạo tỉnh với NLĐ và cán bộ CĐ cơ sở ở các doanh nghiệp. Song song đó, hoạt động tư vấn pháp luật được các cấp CĐ quan tâm triển khai, góp phần nâng cao hiểu biết và ýthức chấp hành pháp luật cho CNLĐ.
Ngoài ra, hoạt động đoàn thể cũng được quan tâm. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 36 tổ chức cơ sở Đoàn trong doanh nghiệp với 1.728 đoàn viên và 54 tổ chức Hội thanh niên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) với trên 3.000 hội viên. Đối với tổ chức Hội LHPN, từ một mô hình điểm, đến nay, hội đã thành lập được 1 cơ sở hội và 5 chi hội trong DNNKVNN, với tổng số 456 hội viên. Tuy số lượng còn hạn chế nhưng đây là tín hiệu đáng mừng vì ngày càng có nhiều phụ nữ được chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Bà Đoàn Thị Diệu Hiền, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết thành lập tổ chức Hội Phụ nữ trong DNNKVNN giúp cho chị em có điều kiện tiếp cận thông tin, thông qua đó hội cũng dễ tuyên truyền đến chị em về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, đặc biệt là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chị em.
Ông Nguyễn Phùng Trung, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, khẳng định Chỉ thị 22-CT/TW ngày 5-6-2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp (2008-2012) đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của NLĐ và chủ doanh nghiệp; cụ thể là việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng lên; số lao động đã kýhợp đồng lao động đạt 90 - 95%, có 50% doanh nghiệp hoạt động đã xây dựng nội quy lao động; thang, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động. Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, tình hình tranh chấp lao động, đình công ngày càng có xu hướng giảm, 5 năm (2008-2012), trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 583 vụ đình công.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế như công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên; việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa sâu rộng; tình trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội còn nhiều, nhưng CĐ cơ sở ngoài khu vực Nhà nước vẫn có nhiều cố gắng tạo việc làm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ ngày càng tốt hơn.
THU THẢO