Th.S Trần Thị Kim Oanh, Phó Trưởng phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Khí tượng thủy văn Sở Tài nguyên và Môi trường:
Mỗi cá nhân luôn là hạt nhân đi đầu để giảm thiểu nguyên nhân của biến đổi khí hậu
(BDO) Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động đến các thành phần môi trường tự nhiên, xã hội và sức khỏe con người với mức độ khác nhau. Tại Bình Dương, do BĐKH nên thiên tai gia tăng hàng năm, gây ngập cùng với triều cường gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân… Trước tình hình này, Bình Dương đã ban hành Kế hoạch nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, Th.S Trần Thị Kim Oanh, Phó Trưởng phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Khí tượng thủy văn Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết như vậy…
Các em học sinh tổ chức các trò chơi dân gian tuyên truyền bảo vệ môi trường
- Xin bà cho biết thêm BĐKH đã tác động đến Bình Dương thời gian gần đây?
- BĐKH là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường tự nhiên, xã hội và sức khỏe con người với mức độ khác nhau.
Dưới tác động của BĐKH toàn cầu, các yếu tố thời tiết tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng có nhiều biến đổi. 30 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Bình Dương đã tăng lên 0,80C. Lượng mưa hàng năm phổ biến từ 1.200 - 2.100mm nhưng phân bố không đều. Lượng mưa hiện có chiều hướng giảm đi vàmức giảm lớn nhất thuộc vùng phía nam của tỉnh như TX.Thuận An, Dĩ An và TP.Thủ Dầu Một. Xu thế gia tăng mực nước của trạm Thủ Dầu Một khoảng 0,3cm/năm. Tuy vậy, sự gia tăng này chưa hẳn do sự dâng lên của mực nước toàn cầu bởi ảnh hưởng của mực nước biển đến Bình Dương không rõ ràng như các khu vực ven biển.
Do BĐKH nên tình hình thiên tai và thiệt hại tại Bình Dương cũng gia tăng hàng năm, chủ yếu là mưa, ngập, lốc xoáy, gây ngập một sốkhu vực đất nông nghiệp, hoa màu, cao su; ngập nhàcửa, đường giao thông, sập nhà, tốc mái. Triều cường gây vỡ bờ bao; sạt lở, hư hỏng cầu ở nông thôn, thậm chí còn gây thương vong, chết người trong những năm gần đây. Con số thống kê cho thấy, tổng thiệt hại từ 365 triệu đồng năm 2013 đến 29,118 tỷ đồng năm 2016.
- Cụ thể là như thế nào, thưa bà?
- Tác động của BĐKH tại Bình Dương là không nhỏ. Năm 2009, Bình Dương không chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn do cách xa bờ biển và cao độ nền khá cao. Tuy nhiên năm 2016, Bình Dương chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn là 2,20/00 tại Lái Thiêu, đến năm 2020 sẽ đến 30/00. Ngập cũng ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây ăn quả có xu thế giảm mạnh do sản lượng giảm. Ngập tác động đến ngành thủy sản, một số hộ nuôi cá ven sông suối khu vực TP.Thủ Dầu Một, TX.Bến Cát... bị ảnh hưởng khi ngập lụt, tràn, vỡ đê...
Ngập tác động đến các công trình hạ tầng kỹ thuật, ngập ảnh hưởng đến hạ tầng ngành giao thông, gây khó khăn cho người dân trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, việc ảnh hưởng ngập đến các đường giao thông là rất thấp, từ 0,46% đối với đường cấp huyện cho tới 1,84% đối với đường quốc lộ. Các tính toán cho thấy hạ tầng ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương hầu như không bị tác động bởi ngập lụt. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ, tần suất và cường độ thiên tai sẽ tác động nhất định đến sức chịu tải, độ bền và độ an toàn của các công trình hạ tầng cơ sở. Ngập cũng tác động đến hệ thống thủy lợi, Bình Dương hiện có khoảng 64km đê, kè. Hầu hết đê được làm bằng đất, kè được gia cố; 9 đập dâng và 9 cản dâng - chủ yếu làm bằng đất hoặc đá lát khan, kết hợp với sỏi, cát và vải lọc, một số ít làm bằng tấm bê tông đúc sẵn; các cống tràn. Hầu hết được xây dựng trước 1985 và nhiều cái đã xuống cấp, ngập lục có thể gây tràn, vỡ đê kè ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh những tác động đến điều kiện tự nhiên - môi trường, BĐKH đã ảnh hưởng nhất định đến các yếu tố xã hội như y tế, sức khỏe cộng đồng, di dân, an ninh xã hội, tập quán, di tích văn hóa, lịch sử... bởi sự gia tăng nhiệt độ, tần suất và cường độ thiên tai... chủ yếu tại các khu vực chịu ảnh hưởng lớn của bão, ngập lụt (hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai)...
- Vậy giải pháp nào để ứng phó với BĐKH?
- Thấy được điều đó, Bình Dương đãtriển khai Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH bằng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH theo Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 11-12-2012. Tỉnh ủy Bình Dương cũng đã ban hành Chương trình hành động số 68-CTHĐ/TU ngày 14-8-2013, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện số 50/KH-UBND ngày 8-1-2014 nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Theo đó, các dự án về nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện bằng các giải pháp, cụ thể là tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, sở ngành và các cộng đồng dân cư về BĐKH và ứng phó với BĐKH; thực hiện quy hoạch, điều chỉnh bổ sung quy hoạch của các ngành trong đó có lồng ghép với BĐKH phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; triển khai thực hiện các dự án về tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mặt trời, giao thông thông minh, ban hành cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh, áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính; thực hiện các dự án nạo vét, khai thông dòng chảy, xây dựng, gia cố các đường, đê, kè, sông suối, xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn, đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị... Đây là những giải pháp ứng phó và thích nghi với BĐKH cho cộng đồng, song song với việc xây dựng thêm các trạm quan trắc tựđộng, trạm thủy văn nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo...
Sắp tới, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH của tỉnh được ban hành, trong đó, chỉ rõ tất cả các nhiệm vụ, các nguồn lực thực hiện từ chủ trương, chính sách, nhân lực, công nghệ, đến nguồn vốn tài chính Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và sự hỗ trợ của quốc tế. Đây sẽ là một kế hoạch cụ thể hơn để các sở, ban ngành, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị- xã hội, trường học và cộng đồng dân cư tiếp tục cùng chung tay thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH.
- Xin bà nói rõ về vai trò của cộng đồng trong việc giảm thiểu BĐKH?
- Để giảm nhẹ BĐKH thông qua giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao hiệu quả năng lượng, giảm thiểu rủi ro thiên tai, vai trò của cộng đồng rất quan trọng. Bởi cộng đồng là đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng từ những tác động của BĐKH thông qua những biểu hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, có thể thấy rằng, cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động của BĐKH hiện nay. Cộng đồng chính là hạt nhân, là đối lượng cơ bản nhất để thực thi những biện pháp, giải pháp cụ thể để giảm thiểu nguyên nhân ban đầu của BĐKH.
- Cụ thể là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong vấn đề này, thưa bà?
- Bằng hành động cụ thể trong cuộc sống thường ngày, mỗi cá nhân sẽ góp phần làm giảm thiểu những tác động của BĐKH. Trước tiên, mỗi cá nhân phải chủ động trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản về nguồn gốc, những biểu hiện tác động và các giải pháp ứng phóvới tác động BĐKH. Qua đó, mỗi cá nhân luôn là hạt nhân đi đầu trong việc giảm thiểu nguyên nhân của BĐKH, cùng nhau thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trồng rừng, chống chặt phá rừng, sử dụng tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu không tái tạo, thay thế bằng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, không đốt rác, vứt xả rác bừa bãi, sử dụng các loại nhiên liệu thân thiện môi trường (sử dụng xăng E5, đi lại bằng xe buýt...).
- Xin cám ơn bà!
P.V (thực hiện)