Liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp: Lời giải cho bài toán “vừa thừa vừa thiếu lao động”

Thứ hai, ngày 07/01/2013

Bình Dương đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) đang hoạt động thu hút trên 800.000 lao động (LĐ). Cơ sở dạy nghề (CSDN) từng bước phát triển, hàng năm đào tạo nhiều LĐ cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cung ứng cho DN vẫn thiếu, kiến thức và kỹ năng nghề của học sinh còn khoảng cách khá xa giữa đào tạo và yêu cầu thực tế của sản xuất. Tình hình đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các DN nhưng thực tế vẫn có nhiều DN chưa thật sự quan tâm.  

Ký kết cung ứng lao động cho doanh nghiệp.

 Quan hệ nhà trường và DN

Bình Dương hiện có 51 CSDN, hầu hết các trường dạy nghề đều có phòng quan hệ quốc tế với nhiệm vụ gắn kết với DN để làm cầu nối đáp ứng nhu cầu của DN và người học nghề. Tại trường Cao đẳng nghềViệt Nam - Singapore về quan hệ giữa nhà trường vàDN đã được gắn kết. Cụ thể, trường có sự phối hợp tốt với DN trong việc cung cấp lượng học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp của trường tham gia LĐ sản xuất tại DN. Trường có một phòng đối ngoại - nghiên cứu ứng dụng đảm nhận liên hệ quan hệ DN giải quyết việc làm cho HSSV tốt nghiệp. Để thực hiện chức năng giới thiệu việc làm cho HSSV tốt nghiệp, nhàtrường thực hiện quy trình: Gửi thông báo HSSV tốt nghiệp với các ngành nghề đến các DN. Tiếp nhận thông tin tuyển dụng từ DN. Cho HSSV có nhu cầu tìm việc làm đăng ký vào danh sách. Tư vấn HSSV đăng ký phỏng vấn việc làm ở những DN theo nguyện vọng của các em. Tổ chức, sắp xếp DN đến trường phỏng vấn và thông báo kết quả phỏng vấn việc làm đến HSSV. Quy trình này được thực hiện trước khi thi tốt nghiệp, tạo nên tâm lý tốt cho HSSV trong kỳ thi tốt nghiệp, không phải bận tâm về việc làm sau khi tốt nghiệp. Với quy trình trên và cùng với thương hiệu, uy tín của nhà trường trong thời gian qua, hàng năm nhà trường giới thiệu và giải quyết việc làm đạt trên 90% HSSV tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay, HSSV rất an tâm, phấn khởi và hơn nữa là sự tin cậy của các phụ huynh HSSV khi gửi con em mình đến trường. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm của nhà trường giúp cho 3 đối tượng gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời một trong 3 đối tượng: HSSV tốt nghiệp được quyền chọn lựa DN phù hợp với ngành nghề đã học cùng với các điều kiện khác. HSSV có việc làm ngay khi tốt nghiệp không phải mất nhiều thời gian đểtìm kiếm việc làm. DN yên tâm vềsốlượng vàchất lượng LĐ kỹ thuật được đào tạo từ nhà trường. Nhà trường giới thiệu được việc làm cho HSSV tốt nghiệp, không lãng phí nguồn lực LĐ được toàn xã hội đầu tư. Từ đây hình thành mối quan hệ giữa nhà trường với DN, nhà trường có trên 200 DN biết đến và thông tin liên hệ qua lại thường xuyên.

Tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ, năm học 2012-2013 nhà trường đã đào tạo tại 8 cơ sở thuộc các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Đắc Lắc, Kon Tum… Các ngành nghề đào tạo chủyếu như: lâm sinh, làm vườn - cây cảnh, khuyến nông lâm… Nhà trường đã tổ chức thực hiện hoàn thành các hợp đồng đã ký kết; được DN, cơ sở đánh giá cao vàdự kiến tiếp tục hợp tác đào tạo.

Phải “ngồi chung thuyền”

Theo dự báo của Sở Lao động - TB&XH, nhu cầu LĐ qua đào tạo nghềđến năm 2015 Bình Dương cần khoảng 616.665 người. Mặt khác, nhu cầu LĐ qua đào tạo trong cả 3 lĩnh vực kinh tếđều tăng, cho thấy xu hướng phát triển chung của xã hội đòi hỏi LĐ ngày càng lành nghềnhằm nâng cao năng suất trong tất cả các lĩnh vực kinh tế chưa qua đào tạo nghề đang có nhu cầu được đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc. Theo đánh giá, chất lượng và trình độ LĐ trong các DN Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Hàng năm, đội ngũ nhân lực được đào tạo không nhỏ, nhưng vẫn chưa thểđáp ứng nhu cầu của các DN. Một bộ phận HSSV tốt nghiệp ra trường vẫn khó tìm việc vì trình độ, kỹ năng nghềyếu, không sát với yêu cầu DN. Điều đó có nguyên nhân từ nội dung, chương trình nặng nề, dàn trải; cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụcho giảng dạy, học tập còn lạc hậu; phương pháp dạy vàhọc chuyển biến chậm, thời gian thực hành ít…

Theo TS. Nguyễn Tường Dũng, Trưởng khoa Quản trị Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương thì: Hiện nay mối quan hệ giữa nhà trường và các DN vẫn còn mang tính lỏng lẻo, đối phó, chắp vá và đang trở thành lực cản nhà trường trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời góp phần làm khó khăn thêm cho các DN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhàtrường vàDN: Khó khăn vềphía DN hầu hết các DN chưa có chiến lược dài hạn về phát triển công nghệ vànhân lực do phải đối phó với những vấn đềkinh doanh trước mắt. Đa số các DN chưa quan tâm đến việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao làm vấn đềquyết định tạo ưu thếcho DN, cạnh tranh dựa trên LĐ rẻ, thị trường khai thác rẻ hơn là dựa vào công nghệ. DN không thấy được (cảm nhận được) lợi ích của các hoạt động liên kết với nhà trường. Về phía nhà trường kinh nghiệm thực tếtrong nhàtrường còn hạn chế, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Kiến thức của SV hay chương trình đào tạo của nhà trường chưa phù hợp với nhu cầu DN. Phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu của trường chưa được hiện đại hóa, không phù hợp nhu cầu của DN...

Nguồn nhân lực là vấn đề“sống còn” của các DN và cả nền kinh tế. Để giải quyết được bài toán “vừa thừa vừa thiếu LĐ”, đòi hỏi các cơ sở đào tạo và DN phải sẵn sàng chịu “ngồi chung thuyền”, cùng hợp tác thực sự, chứ không chỉ là ký các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác.

- Phó Giám đốc Sở Lao động - TB&XH NGUYỄN PHÙNG TRUNG: Doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề tìm được tiếng nói chung

Quyết định số 1392/QĐ- UBND ngày 24-5-2012 về chính sách hỗ trợ các DN đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người LĐ trên địa bàn Bình Dương giai đoạn 2012-2015 sẽ góp phần giúp DN và các trường đào tạo nghề trao đổi để giải quyết bài toán “vừa thừa, vừa thiếu LĐ có tay nghề” để giúp cho DN tiếp nhận nguồn LĐ có tay nghề và trường nghề nắm bắt những yêu cầu của DN để đào tạo đúng hướng giúp cho Sở Lao động - TB&XH nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh về công tác đào tạo nghề trong thời gian tới có hiệu quả hơn. Đồng thời qua đây, chúng tôi mong muốn giữa DN và các trường đào tạo nghề tìm được tiếng nói chung để giải quyết và đáp ứng nguồn LĐ có tay nghề cho DN.

- Th.S LÝ NGỌC QUANG, Phó phòng Đối ngoại - Nghiên cứu ứng dụng trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore: Cần ban hành chính sách DN tham gia dạy nghề

Để công tác đào tạo nghề trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và thị trường LĐ, chúng tôi kiến nghị lãnh đạo các cấp cần ban hành chính sách quy định rõ trách nhiệm của DN tham gia công tác dạy nghề như sau: Có trách nhiệm cùng với cơ sở dạy nghề tham gia xây dựng chương trình đào tạo nghề. Phối hợp với nhà trường sắp xếp cho HSSV đến DN học tập một số mođun mà DN có điều kiện. Chủ động phối hợp với nhà trường giới thiệu những công nghệ mới đến giáo viên và HSSV. Tiếp nhận HSSV đến thực tập sản xuất có trợ cấp một phần chi phí. Tài trợ học bổng cho HSSV có thành tích học tập tốt.

TƯỜNG VY