Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015: Những điểm mới cần lưu ý

Thứ sáu, ngày 12/12/2014

Năm học 2014-2015 có nhiều thay đổi đối với ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT). Điểm mới nhất là sẽ tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả thi sẽ là căn cứ để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ). Bộ GD-ĐT sẽ giao cho những trường ĐH có năng lực, uy tín chủ trì kỳ thi. Mỗi thí sinh dự thi 4 môn, có 3 môn bắt buộc gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn. Kỳ thi quốc gia chung chỉ có một loại đề thi đối với tất cả thí sinh.

(BDO)

Thí sinh làm thủ tục dự thi vào trường ĐH Bình Dương năm 2014. Ảnh: H.THÁI

Tại hội nghị công bố những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2015 do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây, dự kiến sẽ có khoảng 30 cụm thi, trường ĐH tổ chức thi phải thuận tiện cho thí sinh đi dự thi. Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ có 3 nhóm đối tượng học sinh (HS) dự thi: Nhóm chỉ xét tốt nghiệp đăng ký 4 môn thi gồm văn, toán, ngoại ngữ và môn tự chọn; HS ở những địa phương điều kiện dạy ngoại ngữ còn hạn chế có thể thi môn thay thế trong các môn lý, hóa, sinh, sử và địa; HS có chứng chỉ ngoại ngữ được bộ công nhận sẽ được miễn thi tốt nghiệp ở môn này. Xét kết quả tốt nghiệp THPT cũng được bộ tính đến. Theo đó, vẫn giữ phương án như năm 2014, nghĩa là 50% điểm bài thi ở 4 môn thi và 50% kết quả học tập 3 năm học THPT, có cộng thêm điểm khuyến khích.

Việc tổ chức 1 kỳ thi quốc gia giảm được áp lực cho HS, các em chọn được môn thi phù hợp nên đã nhận được sự đồng tình của xã hội. Năm nay, Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi khá sớm, đây là điều kiện thuận lợi để thầy trò chủ động trong việc tổ chức học tập. Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, trước chủ trương đổi mới thi cử ngành đã có bước chuyển kịp thời trong hoạt động giảng dạy. Sở đã chỉ đạo các trường phổ thông chủ động tổ chức giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới thi cử; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực cho HS. Về phía các trường ĐH trên địa bàn tỉnh, đều xây dựng và trình Bộ GD-ĐT phương án tuyển sinh năm 2015. Trường ĐH Bình Dương dành 30% chỉ tiêu để xét tuyển theo kỳ thi THPT quốc gia và 70% chỉ tiêu xét kết quả học tập 3 năm THPT, với điều kiện điểm trung bình 3 môn trong 3 năm học đạt từ 18 điểm trở lên đối với bậc ĐH, 16,5 điểm đối với bậc CĐ.

Tương tự, năm 2015 trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ hệ chính quy theo phương thức xt tuyển. Đối với thsinh dựtuyển đtốt nghiệp ti kthi THPT quốc gia năm 2015 sẽ căn cứvo 3 cơ số điểm đểxc đnh điểm xt tuyển; đối với thsinh dựtuyển đtốt nghiệp THPT năm 2013 v2014, nhtrường vẫn p dng mức tiêu chuẩn ca cc cơ sốđiểm như quy đnh trong phương n tuyển sinh riêng năm 2014 đđược BộGD-ĐT phê duyệt.

Trước chủ trương đổi mới thi cử, trường ĐH Thủ Dầu Một cũng đã xây dựng đề án tuyển sinh năm 2015. Theo Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp, Trưởng phòng đào tạo, năm 2015, nhà trường chỉ nhận hồ sơ các thí sinh có điểm trung bình cộng 3 năm học THPT từ 5,5 điểm trở lên. Trường sẽ tổ chức thi môn năng khiếu cho các khối V, V1; M. Cụ thể: khối V thi toán, lý và môn vẽ mỹ thuật; khối V1 thi toán, văn và môn vẽ mỹ thuật; khối M thi toán, văn và môn năng khiếu: hát, múa - đọc, kể chuyện diễn cảm.

H.THÁI