Kiến tạo thành phố thông minh, đột phá phát triển kinh tế

Thứ ba, ngày 26/10/2021

(BDO) Ngay sau khi khng chế dch bnh, tr v trng thái bình thường mi, Bình Dương đã bt tay ngay, tp trung tái khi động các d án xây dng, kiến to thành ph thông minh (TPTM) Bình Dương, to đột phá phát trin kinh tế.

 Bình Dương tái khi động các d án xây dng thành ph thông minh, to đột phá phát trin kinh tế. Trong nh: Phi cnh Trung tâm Thương mi thế gii thành ph mi Bình Dương

 Phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tập trung đẩy mạnh tái khởi động các dự án xây dựng TPTM Bình Dương, tỉnh chú trọng phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST). Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Becamex IDC, để phát triển TPTM cần có 3 yếu tố kết nối quan trọng, gồm công nghệ, xã hội, hạ tầng. Các kết nối này có mối quan hệ mật thiết, góp phần kiến tạo TPTM. TPTM Bình Dương với mong muốn xây dựng một hình ảnh mới, quy hoạch bài bản theo mô hình đô thị (TOD), là thành phố của KHCN, ĐMST, điểm đến của giao thương quốc tế, nơi đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chia sẻ về kế hoạch phục hồi kinh tế của Bình Dương và định hướng phát triển hướng tới TPTM, đón đầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông Peter Portheine, Giám đốc Chương trình Brainport, nguyên Ủy viên Hội đồng vùng Noord Brabant (Hà Lan), cho biết: “Chuyển đổi số - ĐMST là chìa khóa thông minh trong quá trình phát triển hậu Covid-19. Công nghệ không phải là đích đến nhưng là công cụ quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế. Đại dịch luôn là động lực chính cho sự chuyển đổi của xã hội. Phục hồi kinh tế bắt đầu với tăng trưởng, việc làm, kỹ năng và công bằng một cách toàn diện”.

Cũng theo ông Peter Portheine, triển khai kế hoạch TPTM - ĐMST, Bình Dương cần thực hiện chiến lược dịch chuyển sang nền kinh tế (sản xuất) có giá trị gia tăng cao, chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, thương mại điện tử và logistics. Cải cách hành chính cần thiết để thúc đẩy và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, đào tạo và nâng cao kỹ năng kỹ thuật số; đẩy mạnh mô hình ba nhà, đầu tư hạ tầng cơ sở, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông tích hợp. Cơ sở dữ liệu, hệ thống và khoa học dữ liệu là tài sản quan trọng để phát triển vùng ĐMST.

 Ông NGUYỄN VĂN LỢI, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: “Đề án TPTM Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo đòn bẩy rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua. Bước vào giai đoạn “bình thường mới”, tỉnh quyết tâm triển khai đề án như mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. Đây sẽ là động lực quan trọng để Bình Dương khôi phục sau dịch bệnh, đột phá trong kỷ nguyên 4.0. Bình Dương tập trung triển khai 12 dự án trọng tâm trong kế hoạch. Tỉnh cùng Becamex IDC, thành phố Eindhoven tiếp tục xây dựng mối quan hệ với viện, trường, giúp địa phương xây dựng và thu hút trí thức, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Tỉnh đang tiếp tục chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sẵn sàng thu hút các dự án FDI, tạo mọi điều kiện thuận lợi thực hiện xây dựng TPTM sớm trở thành hiện thực”.

Thúc đẩy hp tác, nâng cao hiu qu đầu tư

Để triển khai hiệu quả đề án TPTM trong giai đoạn “bình thường mới”, tạo động lực thu hút đầu tư, đột phá kinh tế, nhất là trong quá tình phục hồi đồng thời gắn kết quốc tế, Bình Dương đã triển khai mạnh hợp tác đầu tư. Tại hội nghị trực tuyến với Tập đoàn NTT East (Nhật Bản) vừa qua, UBND tỉnh, Becamex IDC đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề xây dựng Trung tâm điều hành TPTM; chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, công nghệ 4.0; triển khai wifi cộng đồng…

Ông Tanabe, Tổng Giám đốc NTTe-Asia, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn NTT EAST, cho biết: “Trong năm 2021, chúng tôi đang chuẩn bị để sớm trở thành cổ đông chiến lược của VNTT. Thông qua đó sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác với VNTT để góp phần thúc đẩy xây dựng hạ tầng cho TPTM. Đó cũng chính là cam kết đầu tư mang tính dài hạn của tập đoàn”.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Becamex IDC, cho biết: “Becamex IDC đang xây dựng đề án phát triển khu công nghiệp KHCN. Với quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, sự đồng lòng, chung tay của doanh nghiệp trong phục hồi kinh tế, tôi tin tưởng đề án này sẽ tạo ra đòn bẩy thu hút các hãng công nghệ, tạo ra các công cụ mới nhằm tăng năng suất lao động, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Khu công nghiệp KHCN là mô hình mới, bổ trợ và thúc đẩy các khu công nghiệp truyền thống”.

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quảcác dựán hợp tác đầu tư, khai thác cơ hội trong nhiều lĩnh vực, phát huy tốt hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các bên, UBND tỉnh cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến với Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản). Ông Takahashi, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tokyu, cho biết: “Năm 2022, chúng tôi sẽ bắt tay vào xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên ở thành phố mới; đồng thời đang tích cực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nghiên cứu đưa vào sử dụng các thiết bị có hiệu suất tiết kiệm năng lượng cao và lập kế hoạch cho các nền tảng phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ nỗ lực cống hiến vào sự xây dựng TPTM Bình Dương, trong đó tiếp tục thúc đẩy phát triển đô thị từ cả góc độ phần cứng và phần mềm”.

 PHƯƠNG LÊ