Kiểm kê khí nhà kính: Góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
(BDO) Hoạt động kiểm kê khí nhà kính (KNK) sẽ giúp định lượng cụ thể các nguồn gây phát thải KNK và dự báo được lượng phát thải trong tương lai. Từ đó có thể thiết lập mục tiêu, xây dựng chính sách để bảo đảm phát triển bền vững và cùng chung tay để triển khai công tác ứng phó với biến đổi khí hậu
Lấy mẫu khí thải lò hơi phục vụ tính toán lượng khí nhà kính
Kiểm kê có vai trò quan trọng
Từ năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện công tác kiểm kê KNK của tỉnh. Kết quả tính toán cho thấy mối tương quan thuận giữa giá trị sản xuất và tỷ lệ phát thải. Tổng lượng phát thải KNK trên địa bàn tỉnh khoảng 17.135 tấn CO2 tương đương/năm. Trong đó lĩnh vực năng lượng cốđịnh vàgiao thông cao nhất, chiếm 85%, lĩnh vực quản lý chất thải chiếm 13%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 2%, lĩnh vực chuyển mục đích sử dụng đất vàquátrình công nghiệp, sử dụng sản phẩm chiếm tỷlệrất thấp. Năm 2018, nếu so sánh với cả nước khoảng 407.668 tấn CO2 tương đương/năm, phát thải của tỉnh 17.135 tấn CO2 tương đương/ năm, chiếm 4,2% tổng phát thải cả nước, cho thấy Bình Dương nằm trong khu vực cóphát thải KNK cao của cả nước. Mức phát thải hiện tại theo GRDP của tỉnh là56,84 tấn CO2 tương đương/tỷđồng vàphát thải tính theo từng người là 8,1 tấn/người, cao hơn TP.HCM (6,87 tấn/người).
Dựa vào tốc độ phát triển của các nhóm ngành đến năm 2020-2030, chọn năm gốc lànăm 2018 làm cơ sở dựbáo phát thải KNK. Kết quả ước tính cho thấy lượng phát thải KNK năm 2020 tỉnh Bình Dương phát thải 19.291,61 tấn CO2 tương đương/năm, tăng 1,13 lần so với năm 2018 với kịch bản phát triển sản xuất thông thường, không áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Năm 2030 Bình Dương phát thải 39.771,02 tấn CO2 tương đương/năm, tăng 2,32 lần so với năm 2018 vàtăng 2,1 lần so với năm 2020. |
Ông Nguyễn Thế Tùng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc kỹ thuật tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết đểcó thểđánh giá hiện trạng phát thải KNK cũng như tiềm năng và hiệu quả giảm phát thải KNK, Bình Dương cần triển khai kiểm kê KNK trên toàn bộ địa bàn của tỉnh định kỳ 2 năm/lần vào các năm chẵn, tương tự như kế hoạch kiểm kê KNK của quốc gia. Kiểm kê KNK có thểgiúp tỉnh đưa ra mục tiêu giảm phát thải định lượng trong giai đoạn tiếp theo cũng như theo dõi, đánh giá được nỗ lực cắt giảm lượng phát thải KNK trên địa bàn so với kịch bản phát thải thông thường theo các mốc thời gian phù hợp với công tác kiểm kê KNK của quốc gia. Bên cạnh đó, việc kiểm kê KNK cũng phục vụcho kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, là chỉtiêu thống kê hàng năm được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hiện nay, với mục tiêu phát triển kinh tế mà cơ bản là đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ, năm 2018 ngành công nghiệp của tỉnh đóng góp đến 58,48% tổng giá trị sản xuất (298.613 tỷ đồng). Bên cạnh đóng góp phát triển kinh tế, nguồn phát thải KNK công nghiệp chiếm khoảng 58,98% tổng phát thải KNK của tỉnh. Chủ yếu các ngành như công nghiệp chế biến, trong đó phát thải KNK chiếm tỷlệlớn nhất làngành công nghiệp luyện kim (32%), ngành sản xuất, chếbiến thực phẩm, nước giải khát (8,62%), ngành sản xuất chếbiến gỗ, các sản phẩm từgỗ(6,17%) vàcác ngành khác (33%).
Giải pháp giảm phát thải KNK
Theo số liệu dự báo dựa trên kịch bản phát triển kinh tế mà không áp dụng các biện pháp giảm thiểu cho thấy lượng phát thải KNK năm 2030 của Việt Nam khoảng 5,8 tấn/người, TP.HồChí Minh 10,8 tấn/người, Bình Dương phát thải khoảng 11,2 tấn/người. Với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, lượng phát thải KNK ước tính có thểtăng cao vào năm 2025, phù hợp với số liệu dự báo xu thế phát thải của cả nước. Tuy nhiên, khi áp dụng các giải pháp giảm thiểu, tiềm năng giảm phát thải rất lớn, do đó việc đề xuất và ứng dụng các giải pháp giảm phát thải KNK cho tỉnh Bình Dương cần được xúc tiến đầu tư nghiên cứu.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra các phương án vàtiềm năng giảm KNK trong năng lượng cố định và giao thông. Theo đó, đối với tiêu thụnăng lượng lĩnh vực công nghiệp, dân dụng cần rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các hoạt động như sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình… Tăng cường năng lực về sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với lĩnh vực giao thông, vận tải, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường; quản lýhoạt động vận tải theo hướng phát thải thấp, sửdụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, khuyến khích sửdụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong giao thông vận tải.
Ông Nguyễn Thế Tùng Lâm cho biết nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH), trong thời gian tới Bình Dương sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền đểcác cấp, các ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, hiểu hơn về vai trò, ýnghĩa, tác dụng quan trọng của các hoạt động giảm phát thải cũng như các chương trình phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Bình Dương sẽ lồng ghép vấn đề giảm thải KNK, biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu phải được dựa trên nguyên tắc chủ động và bảo đảm sự hài hòa với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, có ưu tiên, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững.
Ngoài ra, tỉnh sẽ triển khai xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sửdụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm như Bến Cát, Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An vàThủDầu Một; đồng thời, tăng cường ýthức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống xanh, mẫu hình tiêu thụthân thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng.
Đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến hưởng ứng Giờ trái đất 2020 Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 1348/BTNMT-TĐKTTT về việc hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020 với nhiều điểm mới và nhiều hoạt động quan trọng, ý nghĩa lớn. Để cổ vũ, lan tỏa và truyền tải các nội dung, thông điệp, ý nghĩa của Giờ trái đất năm nay đến doanh nghiệp, người dân và cộng đồng xã hội trong thực tiễn toàn bộ hệ thống chính trị đang tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc tổ chức hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020 chủ yếu thông qua truyền thông trực tuyến, báo chí, truyền hình và trên nhiều nền tảng truyền thông. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phương thức trực tuyến để quảng bá, tuyên truyền chủ đề, thông điệp Giờ Trái đất; hướng dẫn tăng cường thời lượng, dung lượng đăng phát về chủ đề ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với bảo vệ môi trường; phát triển năng lượng sạch, thân thiện môi trường… Vận động mỗi người dân, gia đình, cơ quan, đơn vị căn cứ điều kiện thực tế cùng tham gia tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 28-3-2020 (thứ bảy). |
PHƯƠNG LÊ