Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển bền vững - Kỳ 3

Thứ sáu, ngày 20/05/2022

(BDO) Kỳ 3: Tận dụng tối đa các dư địa

 Đ tn dng ti đa các ngun lc cho phát trin kinh tế, Bình Dương đang tiếp tc nhng gii pháp sáng to, phù hp vi tình hình mi. Trong đó, n lc ci thin môi trưng đu tư, nâng cao hiu qu sn xut, kinh doanh (SXKD) ca các thành phn kinh tế, tiếp tc khơi thông mi ngun lc t xã hi đ phát trin ngày càng bn vng.

 Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, Bình Dương thu hút mạnh dòng vốn FDI. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty NTI Vina

 Đầu tư công dẫn dắt

Trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, bằng quyết sách đúng đắn, Bình Dương đã huy động được nguồn lực to lớn từ xã hội để phát triển hạ tầng giao thông hiện đại đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật tốt, thu hút ngày một nhiều nhà đầu tư đến với tỉnh. Trong giai đoạn 2021-2025, Bình Dương vẫn tiếp tục mục tiêu “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân” với nguồn vốn của tỉnh dành cho đầu tư công gần 50.000 tỷ đồng.

Theo ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn này sẽ được phân bổ đầu tư cho những dự án động lực, trọng điểm có tính chất kích thích, khơi thông nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Tại Bình Dương cứ 1 đồng vốn ngân sách được đầu tư sẽ thu hút được thêm 5,7 đồng vốn đầu tư ngoài Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều công trình quan trọng trong các lĩnh vực giao thông - vận tải, thủy lợi, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, chăm sóc sức khỏe... đã được xây dựng và nâng cấp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào những ngành, lĩnh vực mà các nguồn vốn khác hạn chế đầu tư.

Đơn cử như việc xây dựng tuyến quốc lộ 13 đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng, đổi mới kinh tế - xã hội (KT-XH) khu vực Đông Nam bộ nói chung và Bình Dương nói riêng ngày một đi lên. Quốc lộ 13 trở thành trục xương sống của tỉnh, là điều kiện tiên quyết và đặt nền móng quan trọng trong việc hình thành các khu công nghiệp (KCN) VSIP, Mỹ Phước 1, 2, 3, Bàu Bàng… góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI, qua đó làm thay đổi rõ rệt bộ mặt KT-XH của tỉnh. Sau khi hình thành quy hoạch giao thông vùng, tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng tiếp tục được hình thành để hoàn thiện trục giao thông kết nối về cảng biển, sân bay quốc tế như sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải…

Bên cạnh đó, các tuyến đường theo trục ngang, kết nối nội tỉnh như ĐT743, ĐT746, Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng… và một số đoạn trên Bình Dương của tuyến Vành đai 3, Vành đai 4, tạo nên hệ thống giao thông liên kết vùng, kết nối các KCN với nhau và kết nối hệ thống các KCN tới các cảng biển, sân bay quốc tế, tạo thành một quần thể hoàn chỉnh củng cố thêm lợi thế cạnh tranh cho tỉnh. Điều đó đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng các KCN lớn, thu hút hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đến đầu tư, cùng hàng triệu người dân đến sinh sống và làm việc tại Bình Dương.

Cải thiện môi trường đầu tư, giữ vững lợi thế

Năm 2021, trong bối cảnh toàn xã hội chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, Bình Dương vẫn không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo nên những dấu ấn mới trong thu hút đầu tư. Hiện Bình Dương vươn lên đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau TP.Hồ Chí Minh. Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm 2022, tỉnh đã thu hút được trên 2,4 tỷ đô la Mỹ (tăng 396% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 55.980 DN vốn trong nước, tổng vốn 553.000 tỷ đồng và 4.042 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn 39,4 tỷ đô la Mỹ.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức các hội nghị tiếp xúc nhằm kịp thời nắm bắt tình hình tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ DN. Với những nỗ lực đó, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh liên tục được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 đạt 69,61 điểm, xếp vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng, nằm trong nhóm các địa phương được đánh giá tốt. Đặc biệt, Bình Dương vươn lên về Chỉ số PAPI năm 2021, đạt tổng điểm 47,178/80 điểm, đứng thứ 2 trong 63 tỉnh, thành.

Theo ông Kim Won Sik, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc (Kocham) tại Bình Dương, bất chấp những thách thức kinh tế, năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, Bình Dương vẫn giữ được phong độ trong thu hút đầu tư, phát triển DN. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh trong thời gian qua. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các DN duy trì SXKD. Các cơ quan chức năng tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ DN, nhất là về thủ tục hành chính.

Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực trong việc cải thiện các Chỉ số PCI, Par Index, PAPI… nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo ra một môi trường đầu tư tốt, thu hút nguồn vốn của DN trong nước, nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy KT-XH phát triển. Để chủ động đón các nhà đầu tư lớn, trong chương trình phát triển KT-XH năm 2022, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư. “Với quyết tâm xây dựng chính quyền phục vụ, lấy DN và người dân làm trung tâm, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh luôn được tỉnh quan tâm hàng đầu. Thời gian tới, Bình Dương tiếp tục kiên trì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng hành cùng DN”, ông Võ Văn Minh khẳng định. (Còn tiếp)

 Thời gian qua, Bình Dương đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành vùng đất đầy tiềm năng. Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho DN SXKD, thu hút mạnh dòng vốn FDI. Nhờ đó, KT-XH của tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.

NGỌC THANH