Khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Phù hợp với quy hoạch, đúng quy định pháp luật

Thứ tư, ngày 15/09/2021

(BDO) Trong những năm qua, hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn đã đáp ứng nhu cầu xây dng của tỉnh, đồng thời cung ứng cho cả khu vực lân cận, góp phần phát triển ngành vt liu xây dng cũng như kinh tế địa phương. Hầu hết các đơn vị khai thác đều phù hợp với quy hoạch và chấp hành các quy định ca pháp lut về khoáng sn.

 Hoạt động chế biến đá tại Công ty Cổ phần đá Hoa Tân An

 Bo đm cht lưng khai thác

Hiện trên địa bàn tỉnh có 32 điểm mỏ đã được cấp giấy phép thăm dò đá xây dựng với tổng diện tích đã thăm dò hơn 1.046 ha, trữ lượng đã được phê duyệt hơn 710 triệu m3. Toàn tỉnh có 26 mỏ đá đã được cấp giấy phép khai thác đá xây dựng đang hoạt với tổng diện tích 777 ha, trữ lượng được phép khai thác 377,1 triệu m3.

Theo quy hoạch đã được duyệt, các mỏ đá ở huyện Bắc Tân Uyên cho phép thăm dò, khai thác đến độ sâu -70m và được thông giữa các mỏ liền kề nhau. Riêng mỏ đá Thường Tân III và Thường Tân IV được cấp phép thăm dò, khai thác đến độ sâu -100m. Hiện vẫn còn một số mỏ chỉ mới bóc tầng phủ và xây dựng cơ bản, chưa đi vào hoạt động khai thác khoáng sản chính, như các mỏ đá của Công ty TNHH Hưng Thịnh. Một số mỏ chưa đi vào hoạt động như mỏ đá Thường Tân VII khu II (chưa được cấp phép khai thác) của Công ty Cổ phần Miền Đông và mỏ đá Thường Tân VII khu I của Công ty TNHH Bảo Thành. Nhìn chung, các mỏ đá khu vực Bắc Tân Uyên đến nay khai thác đến độ sâu không đồng đều, nhưng đều có xu hướng xin phép thăm dò đánh giá trữ lượng đến độ sâu cho phép là-70m.

 Đối với quy hoạch khoáng sản giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Bình Dương do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Sở Xây dựng phụ trách phần vật liệu xây dựng, đến nay đang triển khai thực hiện. Do đó, việc cấp phép hoạt động khoáng sản đối với các mỏ đã cấp phép trước đây vẫn mang tính kế thừa của quy hoạch giai đoạn 2016-2020 đểxem xét cấp phép gia hạn, xuống sâu… để bảo đảm an toàn. Các mỏ mở mới hoặc thăm dò xuống sâu hiện đang chờ kỳ quy hoạch khoáng sản để có cơ sở xem xét, giải quyết.

Ông Lê Văn Tân, Trưởng phòng Tài nguyên khoáng sản và khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Việc cấp phép hoạt động khoáng sản được xem xét trên cơ sở quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh phê duyệt. Vị trí các mỏ đều phù hợp với quy hoạch và thực hiện theo đúng quy định pháp luật về khoáng sản hiện hành. Các mỏ đang hoạt động khai thác đều đã được thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng trước khi cấp giấy phép khai thác. Đá xây dựng của tỉnh không những đáp ứng nhu cầu của tỉnh mà còn cung ứng cho cả khu vực lân cận”.

Chp hành đúng quy đnh

Những năm qua, công tác thanh, kiểm tra việc tuân theo quy định pháp luật của các đơn vị được cấp phép được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Qua kết quả kiểm tra ghi nhận, hầu hết các đơn vị khai thác đều chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản. Cụ thể, bổ nhiệm và đăng ký giám đốc điều hành mỏ theo quy định; tiến hành khai thác trong diện tích được cấp phép, thuê đất để khai thác; cơ bản thực hiện theo thiết kế cơ sở và dự án đầu tư khai thác mỏ… Hoạt động khai thác kinh doanh có hiệu quảvà thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ đối với địa phương nơi có mỏ. Đã có 4 đơn vị trong cụm mỏ Thường Tân đầu tư băng chuyền đi ngầm trong lòng đất để ra cảng, làm giảm áp lực đến tuyến giao thông, gồm: Công ty TNHH Phan Thanh, Công ty TNHH Liên Hiệp, Công ty TNHH Hồng Đạt, Công ty Cổ phần đá Hoa Tân An.

Các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản đã tự giác thành lập ban quản lý cụm mỏ Tân Đông Hiệp và cụm mỏ Thường Tân - Tân Mỹ (do các doanh nghiệp cử đại diện - hoạt động theo quy chế tự quản) với mục tiêu là giám sát hoạt động khai thác theo thiết kế, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, chế biến và vận chuyển; đồng thời là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân xung quanh khu mỏ cũng như tổng hợp báo cáo cho cơ quan Nhà nước về các vấn đề chung của các cụm mỏ.

Ông Lê Văn Tân cho biết bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động khai thác đá của các đơn vị còn một số hạn chế cần khắc phục. Việc cắt tầng, bậc trong quá trình khai thác của các mỏ chưa được rõ ràng, một số vị trí bị chập tầng, đá treo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Tình trạng ô nhiễm bụi vẫn còn xảy ra ở hầu hết các mỏ, nhất là khu vực bãi chế biến và trên đường vận chuyển. Đặc biệt vào mùa khô, xe chở đá đa số quá tải làm xuống cấp nhanh đường giao thông ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân trong khu vực có mỏ khoáng sản hoạt động. Một số đơn vịcòn chậm làm thủ tục thuê đất, nhất là đối với khu vực văn phòng và sân công nghiệp. “Những tồn tại nêu trên, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như các sở, ngành có chức năng đã nhắc nhở các doanh nghiệp khắc phục”, ông Tân nói.

 Đến tháng 12-2020, các đơn vị đã khai thác được khoảng 165,982 triệu m3, trữ lượng còn lại tiếp tục khai thác là 211,12 triệu m3, tổng công suất cấp phép 21,052 triệu m3/năm. Công suất khai thác thực tế theo thống kê khoảng 61% so với công suất thiết kế, tương đương 12,8 triệu m3/năm. Với trữ lượng còn lại 211,12 triệu m3 sẽ khai thác được trong khoảng 10 năm tới. Hiện có một số mỏ đang xin thăm dò xuống sâu, hoặc xin cấp phép (phần diện tích đã thăm dò) để bổ sung trữ lượng vào khai thác.

 PHƯƠNG LÊ