Italy chế tạo tay robot sinh học thế hệ mới cho người tàn tật
(BDO)
Bàn tay robot sinh học.
Dẫn một công bố hồi đầu tháng 3/2015 của Viện này, hãng Thông tấn Nhà nước Italy ANSA cho biết, dự án mang tên "Bàn tay tôi" (tiếng Anh 'My Hand") được Viện Nghiên cứu Robot sinh học Pisa triển khai thực hiện nhằm mang lại cho người tàn tật một bàn tay Máy - Sinh học với cử động mô phỏng uyển chuyển như của bàn tay thật.
Theo điều phối viên của dự án Christian Cipriani, bàn tay giả có hệ "xương" bên trong được chế tạo từ silic, được phủ rất nhiều lớp titan mỏng, với trọng trọng lượng chỉ khoảng 7 ounces - tức là nhẹ bằng nửa bàn tay giả truyền thống. Để tạo mỹ thuật, bàn tay giả sẽ được phủ một silicon có hiệu ứng như da người với lớp sơn tiệp với màu da người dùng.
Kỹ sư thiết kế Marco Controzzi cho biết, nhóm thiết kế đã cố gắng sử dụng số lượng mô tơ ít nhất có thể bên trong bàn tay là 3 mô tơ nhưng vẫn cho phép bàn tay có các cử động đáp ứng yêu cầu cuộc sống hàng ngày. Để điều khiển các cử động của bàn tay giả, các nhà chế tạo đã sư dụng công nghệ điều khiển tiên tiến đến từ dự án án WAY do Liên minh châu ÂU tài trợ.
Nhờ vào công nghệ này, người sử dụng có thể mang tay giả mà không cần đến phẫu thuật. Không những thế, giá thành chế tạo cánh tay robot thế hệ mới cũng rẻ hơn các loại thế hệ cũ. Trong tương lai không xa, các nhà khoan học nghĩ tới việc điều khiển các cử động của mô tơ thông qua ý nghĩ con người.
Hiện bàn tay máy tiên tiến này đang đưa đưa vào sử dụng thí điểm với một số người tình nguyện trong vòng một tháng để nhóm thiết kế có thể đánh giá chính xác ưu thế và hạn chế trước khi đưa ra phổ biến. Mirco Menimi, một tình nguyện viên trong quá trình thử nghiệm cho biết anh có cảm giác rất thuận tiện với bàn tay giả thế hệ mới bởi có thể thực hiện rất nhiều cử động linh hoạt và đặc biệt có thể cầm nắm nhiều vật dụng nhỏ, kể cả một tờ giấy.
Bộ Giáo dục, Đại học và Nghiên cứu Italy cũng tham gia tài trợ một phần cho dự án này với kinh phí khoảng 400.000 euro./
(Theo TTXVN)