Hướng đi mới để xử lý túi nylon
Hàng ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu hành chính, khu thương mại, dịch vụ vàkhu công cộng trên địa bàn tỉnh thu gom khoảng 1.600 tấn. Lượng chất thải rắn này được các đơn vịthu gom rác công lập thu gom, vận chuyển đến bãi Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương đểxử lý vàchôn lấp. Trong tổng số lượng chất thải rắn chôn lấp phần lớn là bao bì nylon, nếu để phân hủy được túi nylon hoặc các phế thải làm từ nhựa cần tới hàng trăm năm và rất tốt diện tích đất chôn lấp lượng túi nilon này.
Hiện tại, có một công nghệ xửlýtái chế nylon phế thải thành dầu đốt công nghiệp là áp dụng phương pháp nhiệt phân có điều kiện để tái tạo thành phần khó phân hủy như hỗn hợp phế thải dẻo, cao su... có trong chất thải rắn sinh hoạt tạo thành nguồn nhiên liệu đốt là dầu PO. Theo tính toán, cứ 3 tấn nylon sản xuất được 1 tấn dầu PO, bình quân mỗi ngày tại Bình Dương có khoảng 1.600 tấn rác được tập kết về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, trong đó có 8 - 10% rác là các loại nylon chiếm khoảng 160 tấn. Như vậy mỗi ngày, nếu áp dụng công nghệ tái chế túi nylon thành dầu đốt công nghiệp tại Bình Dương, sẽ sản xuất được khoảng 50 tấn dầu PO và RO.
(BDO) Việc tận thu thành phần khó phân hủy trong chất thải rắn mang nhiều ýnghĩa, góp phần giảm thiểu việc chôn lấp, giảm thiểu tối đa ô nhiễm từ rác thải, cải tạo và tiết kiệm diện tích đất chôn lấp rác thải.
H.A