Hội thi “Hương lúa vàng”: Bảo tồn và phát huy giátrị nghệ thuật đờn ca tài tử
(BDO) “Hương lúa vàng” là chủ đề của hội thi Đờn ca tài tử - cải lương (ĐCTT-CL) huyện Phú Giáo lần thứ IX năm 2018. Hội thi vừa khép lại nhưng dư âm thì vẫn còn vọng mãi bởi những thí sinh luôn “cháy” hết mình với bộ môn nghệthuật ĐCTT-CL bằng tất cảtình yêu vàniềm đam mê.
Sôi nổi hội thi
Chúng tôi có mặt tại hội thi ĐCTT-CL “Hương lúa vàng” huyện Phú Giáo lần thứ IX năm 2018. Cảm giác ấm áp, thân thương khi nghe những giọng ca mùi mẫn, ngọt ngào của các thí sinh làm lòng người lắng đọng trong những câu vọng cổ từng vang bóng một thời như: Lan và Điệp, Hoa phượng đợi chờ, Tuyết lạnh chiều đông, Trăng thu dạ khúc… Hội thi đã diễn ra hơn 2 ngày với hơn 40 tiết mục dự thi của các thísinh là nghệ nhân, tài tử đờn, ca đến từcác Câu lạc bộ (CLB) ĐCTT-CL các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Phú Giáo. Đây làcuộc thi do UBND huyện Phú Giáo tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn vàphát huy giátrịnghệthuật ĐCTT-CL trên địa bàn huyện. Thísinh dự thi gồm phần đờn và phần ca được dàn dựng cóđơn ca, song ca, ca ra bộvàvọng cổ 8 nhịp hoặc nhịp 16, cóthể sửdụng những bài bản cải tiến. Thí sinh đến với cuộc thi vừa trình bày một trích đoạn trong một vở vọng cổ, vừa kết hợp ca hát với thí sinh khác. Thísinh Huỳnh Nga, CLB ĐCTT-CL xã Tân Hiệp trình bày tiết mục “Về Bình Dương trong mùa xuân mới” cho biết: “Tôi mong rằng phần dự thi của mình sẽ giúp mọi người cóđược những phút giây thư giãn vào cuối tuần vàgóp phần đưa khán giảđến gần hơn với nghệthuật ĐCTT-CL”.
Một tiết mục dự thi của các nghệ nhân, tài tử đờn, ca tại hội thi “Hương lúa vàng”
Nội dung hội thi ca ngợi truyền thống yêu nước, ca ngợi quê hương Bình Dương giàu đẹp, nghĩa tình cùng những thành tựu xây dựng nông thôn mới dưới sựlãnh đạo của Đảng. Nghệ nhân ưu tú Thu Hồng, Trưởng Ban giám khảo hội thi nhận xét: “Hội thi “Hương lúa vàng” huyện Phú Giáo lần thứ IX năm 2018 diễn ra trong không gian ấm cúng, gần gũi vàbình dị. Các tiết mục dự thi được đầu tư vàcósựchuẩn bịkháchu đáo, các thành viên trong CLB đều rất hăng hái vànhiệt tình tham gia biểu diễn, đem lại lời ca tiếng hát ngọt ngào qua những khúc dân ca, trữtình… Những câu chuyện vềtình yêu, quê hương, đất nước được tái hiện qua giọng hát của các thísinh đãthu hút đông đảo khán giảlà người dân trong huyện đến xem”. Hơn hết, hội thi còn làdịp để các nghệnhân trong huyện Phú Giáo códịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện những nhân tố mới để nâng cao chất lượng, góp phần phát triển sựnghiệp văn hóa nghệthuật của địa phương vàphục vụđời sống tinh thần của nhân dân.
Phát triển đờn ca tài tử
Tuy không phải làcái nôi của ĐCTT-CL nhưng Bình Dương nói chung, huyện Phú Giáo nói riêng được đánh giálàđịa phương cóphong trào ĐCTT, phát triển nhờsự đam mê của các tài tử lưu truyền cho các thếhệ. Hiện nay cónhiều loại hình vui chơi giải trí, nhưng phong trào ĐCTT-CL vẫn được lưu truyền, góp mặt trong các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư. Đằng sau lời ca, tiếng hát ngọt ngào của các thí sinh làcâu chuyện vui buồn của những nghệ nhân tài tử đờn, tài tử ca tâm huyết với bộmôn nghệthuật này. Thísinh Phương Đông, CLB ĐCTT-CL xã An Linh, cho biết: “Từnhỏ tôi được nghe cha mẹ ca hát nên lớn lên hát theo rồi tự mình học nhịp. Tôi được các anh chị giới thiệu tham gia CLB ĐCTT-CL trong xã, người đàn, người hát hòa quyện, gắn bó với nhau. Nhiều lúc không có thời gian tham gia sinh hoạt CLB nhưng bằng tình yêu, sự đam mê đã thôi thúc tôi cố gắng, cháy hết mình với bộ môn nghệ thuật ĐCTT-CL”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Thế Huy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thểthao huyện Phú Giáo, cho biết: “Hội thi ĐCTT-CL “Hương lúa vàng” huyện Phú Giáo lần thứ IX năm 2018 không chỉ tạo điều kiện cho người dân trong huyện cósân chơi giải trí lành mạnh mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động phong trào văn hóa - văn nghệ. Đặc biệt, hội thi còn làhoạt động ý nghĩa, giúp giữgìn vàtiếp tục phát huy loại hình nghệthuật ĐCTT, góp phần bảo tồn các giátrịvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc, đúng như tinh thần của Nghịquyết Trung ương 9 (khóa XI) “Vềxây dựng vàphát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” vàNghịquyết số 23-NQ/TW của BộChính trị“Về tiếp tục xây dựng vàphát triển văn học, nghệthuật trong thời kỳmới”.
KIM HÀ