Hỏi - đáp chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
Thứ hai, ngày 09/12/2013
Hỏi: Nghị định
31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH không quy định đối
với người đang hưởng chế độ mất sức lao động có được hưởng chế độ người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hay không. Nay đối tượng mất sức lao động
làm hồ sơ hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chết độc hóa học
thì xử lý ra sao? Đáp: Nghị định và thông tư hiện hành không hạn chế việc giải
quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đối với người
hưởng chế độ mất sức lao động, vì vậy các trường hợp đã hoặc đang hưởng mất sức
lao động vẫn giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học. Hỏi: Người đang hưởng chế độ mất sức lao động, nay giải quyết
thêm chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có phải áp dụng
nguyên tắc tổng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động không quá 100% như đối với
thương binh, đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
không quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 31 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày
15-5- 2013 không? Đáp: Mức trợ cấp của đối tượng mất sức lao động được tính
trên số năm công tác, không tính trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ
suy giảm khả năng lao động 61% trở lên chỉ là một trong các điều kiện khi về
nghỉ mất sức). Do vậy, các đối tượng này khi giải quyết chế độ người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì vẫn thực hiện giám định bình thường
và thực hiện trợ cấp theo kết quả giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
chất độc hóa học, không hạn chế mức hưởng. Hỏi: Đối tượng mất sức lao động đang hưởng trợ cấp người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mức 2 (cũ) trước khi Nghị định
31/2013/NĐ-CP ngày 9-4- 2013 có hiệu lực. Sau khi chuyển sang hưởng theo mức 3
(mới), họ muốn được giám định để hưởng trợ cấp chất độc hóa học cao hơn thì có
giải quyết không? Đáp: Những trường hợp này nếu có nguyện vọng đi giám định
thì vẫn giải quyết đi giám định và hưởng trợ cấp theo kết luận của Hội đồng
giám định y khoa có thầm quyền. P.V