“Học” phải đi đôi với “hành”
Người Việt Nam vốn thông minh, hiếu học, điều này được thế giới công nhận, nhưng việc đem những lợi thế ấy vào thực tế trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay thì còn nhiều chuyện phải bàn. Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục từng nhận xét, chúng ta giỏi về lý thuyết, sách vở, nhưng dở về ứng dụng, thực hành. Nhận xét này có phần khó nghe nhưng đúng. Nhìn sang Nhật Bản, đất nước mà sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945 tan hoang vì chiến tranh, vậy nhưng họ đã đứng lên mạnh mẽ và trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Nhiều nguyên nhân để họ thành công nhưng trong đó nổi bật nhất vẫn là sự nghiệp giáo dục đã được họ quan tâm làm tốt, họ biết kết hợp giữa học với hành; học cái gì đất nước đang cần, nhu cầu đang cần; học xong ra trường là vào làm việc ngay, không phải vào làm rồi doanh nghiệp phải “đào tạo lại” như ở nước ta thời gian qua.
Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vấn đề là chúng ta thực hiện sự nghiệp này ra sao. Việc làm sao để sự nghiệp giáo dục phải có vị trí xứng đáng trong xã hội đang là đề tài thu hút ý kiến của đông đảo các chuyên gia đầu ngành, giáo viên, các bậc phụ huynh và nhân dân thời gian gần đây. Chúng ta đang có chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, với triết lý giáo dục lấy việc hình thành năng lực người học làm trung tâm, làm mục tiêu đào tạo thay cho truyền thụ kiến thức. Để thực hiện thành công triết lý này, cũng cần xác định vai trò then chốt của đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này không chỉ làngười truyền thụkiến thức, mànhiệm vụchính làtổchức, hướng dẫn học sinh tựhọc, tựkhai thác kiến thức, vận dụng kiến thức đểhình thành năng lực vàphẩm chất của mình. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi tư duy xem người thầy đóng vai trò là chính sang học sinh là chính, người thầy có trách nhiệm định hướng cho học sinh phát huy tốt sở trường, năng khiếu của mình; định hướng những hoạt động, việc làm hay, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của đất nước, của thời đại cho học sinh. Một vấn đề quan trọng nữa là, phải có chế độ xứng đáng đối với đội ngũ làm công tác giáo dục, để họ toàn tâm toàn ý đóng góp cho lĩnh vực này và cũng là đóng góp cho đất nước, bảo đảm thực hiện tốt theo kết luận của Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) đã chỉđạo, là lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương.