Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu: Nỗ lực khai thác thành công các lợi thế

Thứ sáu, ngày 08/01/2021

(BDO)  Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực đã góp phần giúp doanh nghiệp (DN) phục hồi nhanh khi đi qua đỉnh dịch Covid-19. Kỳ vọng hiệp định này sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty DS Vina (KCN Đất Cuốc)

Tăng kim ngch xut khu

Đánh giá về tác động của EVFTA đối với kinh tế, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh việc EVFTA được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong dịch bệnh. EVFTA mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn, giúp DN lấy lại đà phục hồi trong giai đoạn khó khăn này. Với Bình Dương, châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để DN khôi phục và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Trên thực tế, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, các DN trên địa bàn tỉnh đã mở rộng, tăng xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Các mặt hàng chủlực mà Bình Dương xuất khẩu nhiều vào thị trường trên là gỗ, dệt may, giày dép, nông sản, máy tính, điện tử, linh kiện... Ông Đỗ Xuân Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tếTrung Dũng (TP.Thuận An), cho biết: “Công ty vốn có thị trường lâu năm là châu Âu, từ khi EVFTA có hiệu lực, chúng tôi đã chủ động tập trung thị trường này để mở rộng xuất khẩu. Năm 2020, một sốmặt hàng xuất khẩu của công ty vẫn giữ mức tăng trưởng cao so với năm trước một phần vì khai thác tốt thị trường châu Âu”.

Ngành gỗ cũng đã tận dụng được lợi thếlớn từ EVFTA để khai thác thị trường. Ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Long (TP.Thuận An), cũng cho biết DN mở rộng thêm khoảng 20% thị trường châu Âu trong đại dịch Covid-19. Và để làm được điều này công ty đã chủđộng khai thác các thị trường còn tiềm năng tại các nước châu Âu thay vì tập trung những thị trường quen thuộc.

Đặc biệt, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh có sự chuẩn bị để đón đầu các hiệp định thương mại tự do từ rất sớm, lên kếhoạch sản xuất phát triển cho từng giai đoạn khá chi tiết, dễ dàng đón nhận các ưu đãi về thuế. Theo lãnh đạo Công ty TNHH Hoàn Cầu, năm 2020, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng tăng trưởng của công ty vẫn đạt mức cao. Năm 2021, công ty nỗ lực khai thác thêm thị trường Pháp khi đầu tư nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đơn hàng cũng như nắm bắt được cơ hội của thị trường.

Đối với ngành dệt may, lãnh đạo Công ty DS Vina (KCN Đất Cuốc) cũng cho biết năm 2020, thị trường châu Âu cũng mở ra nhiều cơ hội cho các DN trong xuất khẩu. Trong kếhoạch sản xuất, kinh doanh công ty chú ý mở rộng tiêu thụ vào thị trường châu Âu vì thuếsản phẩm dệt may được cắt giảm đã tạo thuận lợi để mở rộng tiêu thụ. Công ty đã tìm hiểu và có sự chuẩn bị từ trước các quy định về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu đầu vào nên có thể hưởng các ưu đãi về thuếquan.

Hiện nay, EVFTA không chỉ giúp các DN tăng xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu mà còn giúp thu hút đầu tư FDI vào Bình Dương tốt hơn. Trong những năm gần đây, nguồn vốn từ châu Âu vào địa phương liên tục tăng. Dự kiến năm 2021, khi đại dịch Covid-19 được khống chế, làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, trong đó Bình Dương là một điểm đến được nhà đầu tư châu Âu đánh giá cao.

Gi vng th trưng

EVFTA là hiệp định đầu tiên với đối tác chưa từng có FTA với Việt Nam trước đây, đối tác có nguồn công nghệ hàng đầu thế giới và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, có sức mua lớn thứ hai và có các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Vì vậy, EU có những quy định rất khắt khe. Trước mắt, để tiếp tục giữ vững kim ngạch xuất khẩu, các DN phải lấy thị trường để định hướng cho sản xuất, tận dụng tốt thị trường nhằm tăng cơ hội miễn, giảm thuế, nâng sức cạnh tranh hàng hóa.

Dưới góc nhìn chuyên gia, luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủtịch Trung tâm Trọng tài quốc tếViệt Nam, cũng cho rằng tham gia EVFTA, thắng trên “sân người” là không dễ dàng, nhưng thua trên “sân nhà” rất dễ. Thực thi EVFTA đem lại cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng cũng đem tới thách thức là nhập khẩu tăng theo, khiến hàng hóa trong nước phải cạnh tranh trên “sân nhà”, thách thức đặt ra với Việt Nam không hề nhỏ.

Để nền kinh tế vận hành trơn tru trên con đường này, ông VũTiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng cần cải cách chính sách, thể chế để tạo thuận lợi cho các DN, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Ngoài ra, Nhà nước, các địa phương cần có các chương trình để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa vànhỏ, nâng cao khoa học công nghệ, quản trị doanh nghiệp, để có thể hỗ trợ cho các DN Việt Nam trong hợp tác, cạnh tranh với những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới.

 TIỂU MY