Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên Minh Châu Âu: Cơ hội lớn về thị trường

Thứ sáu, ngày 14/02/2020

(BDO)  

Hoạt động sản xuất tại Công ty Gỗ Tiến Phúc (TX.Tân Uyên). Ảnh: TIỂU MY

 

Doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng

Hiện nay, EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 41,48 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỷ USD. Do vậy, hiệp định sẽ giúp Việt Nam có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thịtrường, thu được giá trịgia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới.

Tại Bình Dương, nhiều sản phẩm được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽở thị trường châu Âu như dệt may, da giày, công nghiệp chếbiến đồ gỗ... nhờ được hưởng những điều kiện thuếquan rất ưu đãi khi thực hiện cắt giảm trong những năm tiếp theo. Đối với ngành gỗ, châu Âu hiện là thị trường cókim ngạch xuất khẩu lớn thứ2 sau Mỹ. Trong năm 2019, xuất khẩu sản phẩm gỗchếbiến sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng khá.

Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chếbiến gỗBình Dương (BIFA), EVFTA sẽmang đến một số thuận lợi cho ngành gỗxuất khẩu của Việt Nam qua EU. Đầu tiên là việc giảm thuếtheo quy trình nhất định, thậm chí cónhững mặt hàng thuếvềbằng 0%. Thứhai là cơ hội cho DN Việt tiếp cận máy móc thiết bị hiện đại cũng như các kênh phân phối của EU tốt hơn. Song thách thức của EVFTA đặt ra cho ngành gỗlà không hềnhỏ, vì EU đã dựng lên rào cản kỹ thuật lớn - đólà xác định nguồn gốc nguyên liệu gỗđưa vào sản xuất.

Với các DN thuộc BIFA, hiệp hội đã cósự chuẩn bị cả vềkiến thức, nguồn nguyên liệu phù hợp với những tiêu chuẩn của EU. Các DN gỗkỳ vọng, cùng với thị trường Mỹ, xuất khẩu của họ sẽtăng hơn so với cơ cấu 40% vào thị trường EU như hiện tại do thuếquan được giảm và mở rộng hệthống phân phối, đầu tư kinh doanh với đối tác EU.

Được nhận định là một trong những ngành hưởng lợi nhất trong EVFTA, ngành dệt may đang rất nỗlực để đáp ứng các đơn hàng và mở rộng thị trường EU. Theo bà Phan Lê Diễm Trang, PhóChủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương, hiện EU là thị trường lớn thứ2 của ngành dệt may với mức tăng trưởng hàng năm 7 - 10%, chỉ đứng sau Mỹ. Bà Trang kỳ vọng sau khi ký kết EVFTA hàng dệt may Việt Nam sẽcónhiều cơ hội từ việc giảm thuế. Tuy vậy, ngành dệt may xuất khẩu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bị kiện chống lẩn tránh thuế, hàng giả mạo xuất xứhàng Việt Nam.

Ông Đào Minh Ngọc, Giám đốc Công ty Phương Vy, chia sẻ EVFTA là một tin vui vềthị trường cho các DN trong hiệp hội cơ khí và các DN nói chung. Ông mong muốn Bộ Công thương, tỉnh Bình Dương cónhững chính sách hỗtrợxúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các DN ngành cơ khí nói riêng và các DN trong ngành khác nói chung để nắm bắt cơ hội từ thị trường EU.

Tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức

Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, việc EP chính thức thông qua EVFTA ngay trong quý I-2020 là một tin vui bởi nótạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tếViệt Nam trên mọi khía cạnh: Thương mại, đầu tư - đặc biệt là thu hút đầu tư chất lượng cao, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải cách thể chế... Vì đây là hiệp định chất lượng cao nên cũng đòi hỏi rất nhiều sự điều tiết của Nhà nước vềđa dạng hóa thị trường, tái cấu trúc DN và nền kinh tế. Tất nhiên là thách thức và ảnh hưởng từ hiệp định cũng không hềnhỏ nếu chúng ta muốn tận dụng được các cơ hội.

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam thì nhìn nhận đây là thời khắc lịch sử của quan hệchâu Âu - Việt Nam, mở ra một chương mới vềtăng cường thương mại và đầu tư giữa hai phía. Hiệp định này cho phép DN châu Âu đón đầu xu thếphát triển kinh tế- xã hội tại Việt Nam, Việt Nam cóthêm cơ hội tham gia vào các thị trường, sản phẩm và dịch vụ của châu Âu. Tương tự như vậy, các công ty châu Âu cũng cóthể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đang phát triển mạnh của Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương, cho biết cơ hội và lợi ích của hiệp định này mang lại cótính toàn diện, chất lượng cao, cân bằng vềlợi ích cho cả hai bên. Đối với DN, lợi thếtrước mắt cóthể nhìn thấy được là trong vòng 7 năm kể từ khi hiệp định cóhiệu lực, EU sẽxóa bỏ thuếnhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuếhiện nay. Các DN trong tỉnh muốn khai thác tốt hiệp định này cần chủ động nghiên cứu, nắm bắt và tiếp cận một cách đầy đủ, toàn diện các nội dung của EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) mà hai bên ký kết. Vì EVFTA cónhững quy định chặt chẽvềthủ tục đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững... để chuyển hóa thành lợi thếlâu dài nên cần làm đồng bộ các yếu tố này.

Các DN cũng cần nâng cao nhận thức, tìm hiểu vềcơ hội mà EVFTA mang lại trong từng lĩnh vực, ngành nghềvà lựa chọn phương thức tốt nhất để điều chỉnh mô hình, sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn mà EU đưa ra. Bên cạnh đó, DN cũng nên sớm tìm kênh kết nối với DN và đối tác châu Âu để tiếp cận tốt hơn với thị trường và người tiêu dùng.

Theo quy định của EU, EVFTA cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất thủ tục trong nước hoặc vào một thời điểm khác do hai bên thống nhất. Về phía Việt Nam, Chính phủ cũng đang đẩy nhanh việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong nước để hiệp định này sớm được Quốc hội phê chuẩn. Công tác chuẩn bị cho việc thực thi hiệp định cũng đã được tiến hành. Hiện Bộ Công thương đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo kế hoạch hành động để chuẩn bị cho việc thực thi EVFTA.

TIỂU MY