Góp sức xây dựng quê hương

Thứ năm, ngày 30/07/2020

(BDO) Trong nhng năm tháng chiến tranh ác lit, nhng người lính đã hy sinh mt phn thân th nơi chiến trường. Đất nước hòa bình, nhng người lính C H li kiên cường, tích cc tham gia lao động sn xut, phát trin kinh tế gia đình, góp sc xây dng quê hương ngày càng phát trin.

 Cựu chiến binh Đặng Thái Đoạt và thương binh Phạm Văn Tiền

 Hiến đất làm đường

Cựu chiến binh Đặng Thái Đoạt, ấp 30/4, xã An Linh là tấm gương sáng đi đầu trong trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông đã tự nguyện hiến đất vườn để xây dựng đường giao thông nông thôn. Ông Đoạt cho biết trước đây người dân sống ở ấp 9 và ấp Phú Bằng đi lại rất khó khăn, mặt đường lầy lội phải xuống xe đẩy bộ, ai đi xe máy phải là người có sức khỏe tốt mới qua được đoạn đường này vì đường vừa dốc lại hẹp trơn.

Năm 2018, chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã An Linh được đẩy mạnh, trong đó chú trọng xây dựng đường giao thông liên ấp được mở rộng và bê tông hóa. Tuyến đường vào ấp có đoạn đi qua diện tích đất vườn của gia đình ông Đoạt. Ông bàn bạc với gia đình, thống nhất hiến 1.100m2 đất vườn để làm đường giao thông. Ông Đoạt nói: “Lúc có chủ trương làm đường tôi không suy nghĩ gì về việc bán đất, chỉ nghĩ đơn giản làm xong con đường mình muốn mua bán cái gì thì xe ô tô, xe máy cũng vào được tận nhà, sẽ rất thuận tiện, con cháu mình sau này được hưởng và cũng làm gương cho con cháu”.

Học tập việc làm có ýnghĩa của cựu chiến binh Đặng Thái Đoạt, nhiều người trong ấp cũng đã hiến đất, tạo nên phong trào huy động sức mạnh cộng đồng tham gia xã hội hóa để xây dựng các tuyến giao thông liên ấp, liên xã ở địa phương. Ngoài hiến đất làm đường, cựu chiến binh Đặng Thái Đoạt còn là tấm gương về phát triển kinh tế và hăng hái hưởng ứng các phong trào tại địa phương.

Dựng xây quê hương

Trở về sau chiến tranh, thương binh Phạm Văn Tiền, ấp 7, xã An Linh luôn tâm niệm thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”. Với ý chí, nghị lực, phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, ông Phạm Văn Tiền không cam chịu đói nghèo, vượt khó canh tác đất rừng làm nương rẫy.

Lập nghiệp với hai bàn tay trắng, hàng ngày ngoài công việc ở xã, ông Tiền cùng vợ làm đủ nghề kiếm sống. Hoàn cảnh gia đình khó khăn chồng chất nhưng chưa lúc nào ông Tiền có ý nghĩ buông xuôi bởi phẩm chất người lính Cụ Hồ không cho phép ông nản lòng. Ông Tiền luôn tự nhủ với lòng, người lính sinh ra và trưởng thành trong trận mạc không được phép lùi bước dù bất cứ khó khăn nào.

Bởi vậy, ông Tiền luôn động viên bản thân và gia đình vươn lên khắc phục khó khăn trong cuộc sống. Nhiều đêm trăn trở tìm hướng đi để xây dựng mô hình kinh tế cho gia đình, có đêm trái gió trở trời, vết thương tái phát đau buốt nhưng không ngăn cản được ýchí, nghị lực của người thương binh ấy. Sau những năm tháng nhọc nhằn, giờ đây ông Tiền đã xây dựng cơ ngơi vững chắc với 30 ha cao su và mô hình kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng. Ông Tiền tâm sự: “Là thương binh tôi luôn cố gắng đi đầu trong các phong trào thi đua để tạo tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đồng đội, từ đó rèn luyện bản thân đức tính của một cựu chiến binh, một thương binh tàn nhưng không phế”. Được biết, trong nhiều năm qua gia đình ông luôn hăng hái đi đầu trong các phong trào của địa phương phát động, như: Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt…

Có thể nói, chiến công của những người lính năm xưa và thành tích của những tấm gương tiêu biểu hôm nay thể hiện tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo.

QUANG TÁM - HOÀNG KIM