Gian nan chuyện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Rất khó phân biệt hàng thật và hàng giả ngay cả đối với ngành chức năngNgười tiêu dùng (NTD) khắp nơi trên thế giới vừa trải qua ngày quyền của NTD với nhiều sắc thái khác nhau. Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền lợi của NTD vẫn lắm gian nan khi nhận thức của toàn xã hội và chính bản thân doanh nghiệp (DN) còn quá đơn giản.
Là đối tác nhập khẩu và trực tiếp phân phối thương hiệu sữa tắm Care, thời gian gần đây Công ty TNHH Toàn Thịnh đang mất ăn mất ngủ. Do được người tiêu dùng tín nhiệm, hiện có hơn 10 cơ sở nhái sản phẩm và sữa tắm Care làm giả đang được bày bán tràn lan trên thị trường và DN chỉ biết mong chờ các ngành chức năng ra tay. “Hiện sản phẩm nhái đã có mặt trên kệ các shop, trung tâm mua sắm có uy tín. Chúng tôi được biết, để có thể lưu thông, không chỉ sản phẩm cá nhân DN chúng tôi mà còn rất nhiều thương hiệu khác phải có đầy đủ những loại giấy tờ do Cục Quản lý dược hoặc Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Nhưng không hiểu tại sao rất nhiều thương hiệu giả mạo vẫn đang ngang nhiên lừa dối NTD”, bà Nguyễn Thị Kim Huệ, giám đốc công ty than.
Theo các ngành chức năng, nạn hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta đang diễn ra phổ biến, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Mặt hàng vi phạm đa dạng về chủng loại và xuất hiện rộng khắp các địa bàn từ cửa hàng, siêu thị, cơ quan, DN... Các mặt hàng nhạy cảm như rượu, phân bón, thực phẩm... đã và đang trực tiếp gây nguy hại tới NTD. Nhìn trực diện vào công tác bảo vệ quyền lợi của NTD, các chuyên gia trong ngành cho biết, tổ chức bộ máy của hệ thống thực thi của Việt Nam không khoa học và thiếu một hành lang pháp lý chặt chẽ. Hiện có tới 5 cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý vi phạm, do vậy nhiệm vụ giữa các cơ quan này chồng chéo nhau.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, chính việc 5 cơ quan có thẩm quyền xử lý, bao gồm: Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành Khoa học Công nghệ & Văn hóa TT &â DL, Công an kinh tế, UBND các cấp và Hải quan cho nên khi phát hiện xâm phạm các DN và người dân không biết nơi nào chịu trách nhiệm xử lý. Chưa hết, việc cấp giấy phép sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng tới 2 cục làm, việc trùng lắp và không nhất quán theo kiểu bên này không được chạy chọt bên kia là điều khó tránh khỏi.
Quyền lợi của NTD đang bị xâm hại nghiêm trọng, phổ biến và ngày càng tinh vi nhưng chính NTD vẫn không biết mình có những quyền gì? Khi bị vi phạm công tác bảo vệ quyền của mình như thế nào? Cơ quan hoặc tổ chức nào đứng ra giúp đỡ? Ngay cả Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đến nay vẫn đang trong giai đoạn trình Chính phủ, Quốc hội xem xét và không biết bao giờ mới thông qua. “Rất khó thực hiện việc chế tài đối với các vụ việc vi phạm, vì hiện nay khi NTD bị xâm hại muốn bồi thường chỉ có thể kiện ra tòa theo Luật Dân sự. Mà đã theo luật dân sự thì thủ tục rất phức tạp nên thực tế đến nay chưa có vụ nào đưa nhau ra tòa. Tự thỏa thuận với nhau, hầu hết bị hại đơn hại kép vẫn chính là NTD”, Luật sư Nguyễn Thành Long thuộc Văn phòng Luật sư Pham& Associates trần tình.
THIỆN KHIÊM