Giải quyết tố cáo trong ngành công an

Thứ năm, ngày 27/03/2014

1. Xử lý thông tin TC hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của cán bộ, chiến sĩ CAND trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ: a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin TC thuộc thẩm quyền giải quyết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải tổ chức kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người TC và các nội dung khác để quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết TC; thông báo bằng văn bản cho người TC biết lý do không thụ lý (nếu họ không có yêu cầu giữ bí mật); trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày làm việc; b) Đối với TC không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, nhưng thuộc trách nhiệm giải quyết của CAND, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được, cơ quan, đơn vị tiếp nhận TC phải chuyển đến thủ trưởng cơ quan CA có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điều 5 Nghị định số 91/2013/NĐ-CP của Chính phủ để xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người TC (nếu họ không yêu cầu giữ bí mật) và cơ quan Thanh tra CA cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết TC biết; c) Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết TC không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì chuyển đến thủ trưởng cơ quan CA cấp trên trực tiếp của người giải quyết TC để xem xét, xử lý theo quy định tại điều 27 Luật TC; d) Người có thẩm quyền giải quyết TC trong CAND không thụ lý, giải quyết TC trong các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 điều 20 Luật TC và có văn bản trả lời người TC, nêu rõ lý do TC không được thụ lý. Trường hợp đã trả lời mà còn TC thì lưu đơn.

2. Xử lý thông tin TC hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự: a) TC hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị CA cấp nào thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị CA cấp đó có trách nhiệm xem xét, giải quyết; b) Trường hợp TC không thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình thì chuyển đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị CA có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

3. Xử lý thông tin TC trong hoạt động tố tụng hình sự (TTHS): a) TC phó thủ trưởng, điều tra viên Cơ quan điều tra (CQĐT) mà hành vi bị TC không liên quan đến biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam thì chuyển đến thủ trưởng CQĐT cùng cấp của người bị TC. Trường hợp người bị TC là thủ trưởng CQĐT hoặc TC Phó Thủ trưởng, Điều tra viên CQĐT đã được thủ trưởng CQĐT giải quyết nhưng người TC không đồng ý mà có bằng chứng mới thì chuyển đến thủ trưởng CQĐT cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết theo quy định tại điều 337 Bộ luật TTHS năm 2003; b) TC liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam của thủ trưởng, phó thủ trưởng và điều tra viên CQĐT thì chuyển ngay đến Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 3 điều 337 Bộ luật TTHS năm 2003; c) TC hành vi TTHS của cán bộ, chiến sĩ CA có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra thì chuyển đến VKS có thẩm quyền truy tố đối với người phạm tội mà người bị TC đã tiến hành một số hoạt động điều tra để xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 1 điều 337 Bộ luật TTHS năm 2003.

MINH CHÂU