Giá điện mới áp dụng hình thức “3 giá”
Các hộ sinh hoạt sẽ với chịu mức giá điện mới cao nhất có thể tới 2.060 đồng/kWh. Hình thức “3 giá” cũng được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện vào mục đích sản xuất, kinh doanh... Theo bộ Công Thương, ngành điện vẫn lỗ với giá điện điều chỉnh lần này.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, giá bán điện bình quân được áp dụng từ ngày 20-12 là 1.304 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Giá bán điện theo hình thức “3 giá” được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ảnh minh họa)
Giá bán lẻ điện bậc thang được áp dụng cho mục đích sinh hoạt cụ thể như sau:
STT
Mức sử dụng của một hộ trong tháng
Giá bán điện (đồng/kWh)
1
Cho 50kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp
993
2
Cho kWh từ 0 - 100 (cho hộ thông thường)
1242
3
Cho kWh từ 101 – 150
1369
4
Cho kWh từ 151 – 200
1734
5
Cho kWh từ 201 – 300
1877
6
Cho kWh từ 301 – 400
2.008
7
Cho kWh từ 401 trở lên
2060
Như vậy, nếu so với giá điện trước ngày 20-12 thì mức trần giá điện sinh hoạt mới cao hơn 148 đồng/kWh (1962 đồng/kWh)/
Bộ Công Thương cho biết, giá điện cho bậc thang đầu tiên (0-50kWh) chỉ áp dụng cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp thường xuyên có mức sử dụng điện không quá 50hWh/tháng và có đăng ký với bên bán điện.
Biểu giá từ bậc thang thứ hai trở đi được áp dụng cho các hộ thông thường và cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có đăng ký cho sản lượng điện sử dụng từ kWh thứ 51 trở lên.
Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt cho các đối tượng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước là 1.721 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT)
Giá bán lẻ điện tại những nơi chưa có lưới điện quốc gia sẽ do UBND cấp tỉnh phê duyệt trong phạm vi giá trần giá sàn Bộ Công Thương được quy định (từ 1.956 đồng/kWh đến 3.260 đồng/kWh).
Giá bán điện theo hình thức “3 giá” được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp điện qua máy biến áp chuyên dùng từ 25kVA trở lên hoặc có sản lượng sử dụng trung bình 3 tháng liên tục từ 2.000kWh trở lên.
Hình thức này cũng được áp dụng với bên mua điện sử dụng vào mục đích bơm, tưới tiêu phục vụ sản xuất cây trồng.
Thời gian quy định để tính giá điện như sau: giờ thấp điểm từ 22h-4h hàng ngày; giờ cao điểm từ 9h30-11h30 và 17h-20h hàng ngày (trừ chủ nhật); giờ bình thường từ 4h-9h30 và 11h30-17h trong các ngày thứ hai đến thứ bẩy, ngày chủ nhật từ 4h-22h.
Trong đó, giá điện áp dụng trong giờ cao điểm thường cao gấp đôi so với giờ bình thường và gấp ba lần so với giờ thấp điểm.
Theo Bộ Công Thương, với giá điện được điều chỉnh tăng 5% lần này thì ngành điện vẫn bị lỗ. Cụ thể, nếu tính toán theo hướng trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dùng cho sản xuất kinh doanh điện bằng 10% tương ứng với lợi nhuận 6.154 tỷ đồng thì doanh nghiệp cần thiết cho sản xuất kinh doanh điện năm 2012 là gần 146 nghìn tỷ đồng, tương ứng với giá bán điện bằng 1.361,5 đồng/kWh.
Trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dùng cho sản xuất kinh doanh điện bằng 10% và tính đầy đủ các khoản chi phí còn treo lại chưa được tính vào giá bán điện của năm 2010 thì doanh thu cần thiết cho sản xuất kinh doanh điện năm 2012 là gần 170 nghìn tỷ đồng, tương ứng với giá điện bằng 1.584,1 đồng/kWh.
Theo Dân Trí