Gần 13 triệu lượt khách quốc tế: Cơ hội cho du lịch Việt
Thứ năm, ngày 11/01/2018
Năm 2017 đánh dấu một năm bứt phá ngoạn mục của ngành du lịch Việt Nam khi đón gần 13 triệu lượt khách, tăng 3 triệu lượt so với năm 2017 - mức tăng trưởng tuyệt đối về tỷ trọng khách.
Năm kỳ tích
Cả năm 2017, Việt Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch năm nay ước đạt hơn 510.000 tỷ đồng. Có thể nói, một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam 2017 chính là du lịch.
Không chỉ vậy, Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xếp thứ 6 trong 10 điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ này.
Đây chỉ là một trong số nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới trao tặng cho du lịch Việt Nam trong năm qua. Điều này cho thấy, thương hiệu du lịch Việt Nam đang ngày càng được định vị trên trường quốc tế.
Tiếp đà tăng trưởng trong năm mới 2018, một loạt các chính sách mới của Chính phủ được áp dụng để đẩy mạnh việc phát triển du lịch.
Trong năm qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/2017 đặt mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác . Tiếp đó, vào giữa tháng 6, Luật Du lịch 2017 đã được Quốc hội thông qua.
Đặc biệt, năm qua chính sách visa thông thoáng tiếp tục được triển khai. Theo đó, Chính phủ thí điểm cấp visa điện tử cho công dân 40 quốc gia và triển khai chính sách miễn visa cho khách du lịch từ 5 nước Tây Âu.
Đây là những tiền đề quan trọng để ngành du lịch năm 2018 hướng đến những mục tiêu và kỷ lục mới.
Vẫn chưa khai thác hết "túi tiền" của khách
Cùng với những thành tích đạt được, trong Hội thảo về phát triển du lịch năm 2018 do Tổng cục Du lịch tổ chức vào tháng 12 vừa qua cũng đã đề cập đến một số vướng mắc và hạn chế của ngành du lịch. Đặc biệt trong đó, vấn đề mức chi tiêu được quan tâm đặc biệt.
Làm thế nào để khai thác tối đa nhất "túi tiền" của khách quốc tế lẫn khách nội địa được được trao đổi sát sao nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả nhất.
Khảo sát của Tổng cục Du lịch trong 5 năm trở lại đây cũng chỉ ra, khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu cho hoạt động thuê phòng lưu trú và ăn uống thường chiếm 56 - 60%, chi tiêu cho việc mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chiếm 20%, số còn lại cho chi phí khác. Còn nếu chỉ tính chi phí tham quan kèm vui chơi giải trí, chỉ bằng 7 - 10% trong tổng chi phí.
Điều này cho thấy gần như toàn bộ chi phí bỏ ra cho một chuyến du lịch tại Việt Nam tập trung vào hoạt động đi lại, ăn uống, thuê phòng, trong khi rất ít du khách chi tiền cho các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm.
Nếu so với các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí chiếm 40 - 50%, thậm chí đến 60 - 70% tổng chi phí cho một chuyến du lịch.
Khai thác nguồn ngoại tệ bằng cách nào?
Tái cơ cấu sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm hấp du lịch sáng tạo, hấp dẫn, cạnh tranh được với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới là giải pháp được đưa ra để cải thiện tình trạng này. TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương nhấn mạnh tính sáng tạo trong du lịch bằng cách ví von: "Người ta trồng lúa trên sa mạc mới là hấp dẫn, trồng lúa trên cánh đồng lúa là chuyện bình thường".
Savills dẫn số liệu của Mastercard công bố năm 2017 cho thấy, những nước có nhiều tổ hợp vui chơi giải trí, các câu lạc bộ, quán bar… sẽ khiến du khách chi tiêu nhiều hơn. Cụ thể ở Singapore, con số khách du lịch tiêu dùng cho các dịch vụ giải trí này vào khoảng 15,4 tỷ USD; Thái Lan 12,7 tỷ USD, trong khi đó, ở Việt Nam chỉ dùng lại ở mức 3,5 tỷ USD.
Điều quan trọng hơn, các hoạt động giải trí nếu muốn hút được khách phải được đầu tư đúng chuẩn: quy mô lớn, phong phú loại hình, sôi động và náo nhiệt. Trên thế giới, Tây Ban Nha là quốc gia đứng 3 về thu hút du lịch và nguồn thu ngoại tệ về du lịch. Số liệu từ Viện thống kê quốc gia cho thấy Tây Ban Nha đã đón 75 triệu lượt du khách quốc tế năm 2016. Trong nửa đầu năm 2017, du lịch đã mang về khoảng 37,22 tỷ Euro cho đất nước này.
Một điểm không thể thiếu ở Tây Ban Nha chính là những tổ hợp giải trí, những thiên đường Party Âm Nhạc, các đại lễ hội được tổ chức ngày đêm, Ibiza là một ví dụ. Đây là hòn đảo Party âm nhạc nổi tiếng thế giới của Tây Ban Nha, thu hút hàng chục triệu lượt khách quốc tế đến mỗi năm.
Và tại Việt Nam, lần đầu tiên một tập đoàn bất động sản sẽ chính thức khai thác thị phần "Party Âm Nhạc" này với dự án Coco Música Resort - "Party Condotel" đậm chất Ibiza đầu tiên tại Đông Nam Á. Đây có thể xem là một địa điểm vui chơi hấp dẫn bậc nhất tại Việt Nam.
Coco Música Resort sẽ tái hiện một cách chân thực nhất địa điểm ăn chơi lớn nhất thế giới Ibiza. Dự án này sở hữu sân khấu trung tâm ngoài trời lớn nhất tại Việt Nam. Khu vực sân khấu này kết nối với quảng trường biểu diễn âm nhạc Cocofest với sức chứa lên đến hàng chục nghìn khán giả và được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng, hồ bơi, sân khấu… đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nơi đây được kỳ vọng sẽ là nơi diễn ra những đại nhạc hội đẳng cấp quốc tế với những ngôi sao âm nhạc hàng đầu thế giới.
Coco Música Resort cũng sở hữu một tổ hợp bar rộng khoảng hơn 6.000 m2 - diện tích được xem lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Hệ thống âm thanh, ánh sáng cũng như việc thiết kế siêu bar này được Empire Group giao cho những nhà thiết kế hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm thi công và thiết kế những tổ hợp giải trí tại Ibiza, Hồng Kông, Macau.
Khi đi vào hoạt động, Coco Música Resort được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Việt Nam, góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch nước nhà.
Một khi được đầu tư đẳng cấp không kém cạnh Ibiza (Tây Ban Nha), Coco Música Resort sẽ thu hút một lượng khách rất lớn mỗi năm đến để lưu trú và sử dụng dịch vụ.
(BDO) Một điểm nữa, dịch vụ càng hấp dẫn thì thời gian lưu trú của khách sẽ càng lâu hơn. Từ đó, doanh thu hàng nghìn tỷ đổ về mỗi năm ở Coco Música Resort cũng không có gì ngạc nhiên, và những chủ sở hữu nắm trong tay condotel Coco Música Resort sẽ có cơ hội nhận lợi nhuận bạc tỷ mỗi năm.
Theo Vneconomy