Được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu

Thứ hai, ngày 11/04/2016

(BDO) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 quy định chi tiết hơn một số chính sách về BHXH hiện hành và bổ sung nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động (NLĐ). Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Hữu Phong (ảnh), Giám đốc BHXH tỉnh.

Thưa ông, từ ngày 1-1-2016 mức lương tham gia BHXH bắt buộc của người lao động bao gồm các loại phụ cấp nào? Tỷ lệ tham gia là bao nhiêu?

- Từ ngày 1-1-2016 đến 31-12-2017, tiền lương tháng tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ bao gồm mức lương và các loại phụ cấp lương được quy định tại Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16-11-2015 của Bộ Lao động- Thương binh vàXã hội. Cụ thể về các loại phụcấp là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động màmức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: Phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụcấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc là 26%, trong đó NLĐ 8%, người sử dụng LĐ 18%.

- Theo quy định tại Luật BHXH mới, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc hết tuổi lao động nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi nhưng thời gian tham gia BHXH chưa đủ 20 năm. Vậy NLĐ có thể tham gia BHXH tự nguyện được không, thưa ông?

Tiếp nhận và giải quyết chế độ BHXH cho người lao động tại BHXH tỉnh Ảnh: T.VY

- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi) mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm, nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức: Đóng hàng tháng; đóng 3 tháng một lần; đóng 6 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần. Khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu sớm theo quy định.

Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

- Thưa ông, trường hợp NLĐ nộp tiền một lần cho số tháng còn thiếu để đủ điều kiện nghỉ hưu thì NLĐ có được hưởng chế độ hưu trí hay không? Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện là bao nhiêu? Mức thu nhập nào?

- NLĐ đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 6 tháng thì NLĐ được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng bằng tổng mức đóng của NLĐ vàngười sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. NLĐ được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu. (Điều 15, Thông tư số59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2015 - hướng dẫn Nghị định số115/2015/NĐ-CP).

Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 thông tư này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 1 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu. (Điều 5, Thông tư số01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18-2-2016 - hướng dẫn Nghị định 134/2015/NĐ-CP).

Tỷ lệ đóng BHXH tựnguyện là 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn. Mức thu nhập: tối thiểu là 700.000 đồng/tháng, tối đa là23.000.000 đồng/tháng.

- Theo quy định hiện nay tuổi ra giám định y khoa để nghỉ hưu của NLĐ là bao nhiêu, thưa ông?

- Theo quy định tại Điều 55 - Luật BHXH 2014, có 3 trường hợp được giám định y khoa để nghỉ hưu:

a) Từ ngày 1-1-2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi vàbị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên vàcó đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

- Xin cảm ơn ông!

 

 T.VY (thực hiện)