Dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ: Lợi bất cập hại
Cứ có biểu hiện đau ốm là nhiều người lại lục ngay tủ thuốc để tìm… thuốc kháng sinh (TKS) bất kể loại thuốc này có tác dụng chữa trị bệnh đang gặp hay không. Chính thói quen vô tội vạ này khiến TKS đang trở nên “nhờn” và kháng các loại bệnh.
Thuốc kháng sinh không trị được sốt
Vài tuần trước, con trai chị Luyến (trú tại Phạm Văn Đồng, HN) có biểu hiện ho sốt từng cơn không dứt. Nghe lời khuyên của chị hàng xóm, chị cho cháu uống TKS liều cao nhưng vẫn không đỡ. Cuối cùng, gia đình tá hỏa khi thấy cháu có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy vội đưa vào nhập viện gấp. Cũng giống như chị Luyến, không ít các ông bố bà mẹ cứ thấy con có biểu hiện ho, sốt liền tự ý mua TKS về điều trị vì nghĩ loại thuốc này có tác dụng… trị sốt?
Nhiều người có thói quen dùng TKS vô tội vạTuy nhiên, theo BS. Philippe Collin (BV Việt Pháp) thì TKS chỉ có tác dụng điều trị các loại bệnh lý nhiễm khuẩn mà không phải là thuốc dùng để trị các cơn sốt. Loại thuốc này không có bất cứ tác dụng trực tiếp nào lên triệu chứng sốt.
“Sốt chỉ là một triệu chứng chứ không phải là bệnh lý. Điều trị nguyên nhân gây sốt mới là biện pháp tốt nhất chứ không phải hễ sốt là tìm đến TKS. Kháng sinh không phải cứ ốm là dùng”- BS. Philippe Collin nhấn mạnh.
Đi sâu về vấn đề này, BS. Philippe Collin phân tích, cơ thể bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có đến 95% trẻ từ 3 – 5 tuổi sốt do virus, làm rối loạn chức năng trung tâm điều nhiệt. Sai lầm của các ông bố bà mẹ là vội vàng cho con trẻ uống TKS mà không biết rằng loại thuốc này không tiêu diệt được virus.
BS. Philippe Collin khuyến cáo, khi cơ thể bị sốt thì nên điều trị bằng thuốc hạ sốt Paracetamol cách nhau 6 giờ. Đồng thời, cha mẹ nên tích cực cho trẻ nghỉ ngơi, cởi bớt quần áo và uống bù nước hoặc nước điện giải để giảm nhiệt độ cơ thểThuốc kháng sinh "xịn" cũng vô tác dụng?
Do thói quen sử dụng kháng sinh bừa bãi nên đã xuất hiện sự kháng với một số loại vi khuẩn. Y học đang lo ngại phải đối mặt với nguy cơ TKS trở nên vô tác dụng.
Theo BS. Nguyễn Ngọc Thọ, Trưởng khoa Gây mê hồi sức (BV Việt Pháp) cho biết, chính việc lạm dụng kháng sinh khi chưa cần thiết và không theo chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Thêm vào đó, người bệnh điều trị không khoa học cứ thấy đỡ thì dừng uống hoặc không đỡ thì đổi thuốc. Trường hợp bệnh nhân ốm tự ý dùng TKS “xịn” ngay từ đầu cho… chắc ăn trong khi bệnh mới chỉ ở mức độ nhẹ cũng không còn là chuyện hiếm. “Nhiều loại vi khuẩn đã kháng hầu hết các loại TKS, kể cả loại mạnh nhất như Carbapenem”- BS. Thọ cho biết.
Chống kháng thuốc: Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữaTrong khi đó, chi phí cho kháng sinh ngày càng đắt đỏ và không ngừng tăng lên. Theo thống kê, trung bình mỗi bệnh nhân phải chi 850 nghìn đồng tiền TKS (2007); đến năm 2008, 2009 con số này đã tính thành tiền triệu lên tới 1,3 - 1,4 triệu.
BV Bạch Mai, một trong những BV lớn của cả nước đã tiến hành điều tra về chi phí cho thuốc kháng sinh vào năm 2009. Kết quả cho thấy, chi phí về TKS trong toàn viện chiếm hơn 30% tổng chi phí thuốc điều trị. Hai nhóm kháng sinh chiếm chi phí sử dụng cao nhất là Cephalosporin 3 và 4 (50%) và Carbapenem (20%).
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân chỉ dùng TKS khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp bệnh cụ thể. Việc sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ rút ngắn được thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện, giảm tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, giảm tỷ lệ tử vong và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Chống kháng thuốc
Nhiều loại vi sinh vật đã có khả năng chống lại sự tấn công của các loại TKS, thuốc kháng virus và thuốc chống sốt rét khiến cho phương pháp điều trị trở nên vô hiệu, nhiễm trùng dai dẳng và có thể lây nhanh sang người khác.
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh việc cần thiết phải chống kháng thuốc, nếu không hành động hôm nay, ngày mai sẽ không có thuốc chữa.
Theo Lao Động