Đối thoại tại các công ty, xí nghiệp ở Bình Dương: Đưa luật đi vào cuộc sống
(BDO) Đối thoại nhằm mục đích xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp (DN) là giải pháp hiệu quảgiảm tranh chấp lao động tập thể, đình công tạm thời. Trước khi Bộluật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực, nhiều DN kêu khó khi thực hiện Điều 65, Mục 1, Bộluật Lao động sửa đổi năm 2012 vàtìm mọi lý do từ chối đối thoại với người lao động (NLĐ). Từ đây, ở một số DN, NLĐ đình công đã ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất của DN vàtrực tiếp làm giảm thu nhập, đời sống của chính NLĐ.
Bài 1: Số lượng còn khiêm tốn
Doanh nghiệp còn ngại đối thoại
Trên địa bàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp tập trung, thu hút hơn 30.500 DN vốn đầu tư trong nước và 3.034 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số lao động trên địa bàn là 1,2 triệu lao động, trong đó lao động nữ chiếm 56%. Thu nhập bình quân của NLĐ từ 6,5 - 7,5 triệu đồng/người/tháng. Từ năm 2015 đến nay đã có 1.366 DN xây dựng, đăng ký thỏa ước lao động tập thể đạt 56,3%. Riêng trong năm 2019 có 2.063 DN có tổ chức công đoàn tổ chức 6.189 cuộc đối thoại tại nơi làm việc. Số lượng DN tham gia đối thoại so với cùng kỳ năm 2018 tăng 247 DN nhưng so với số lượng DN hiện hữu trên địa bàn thì con số này vẫn còn khiêm tốn.
Công nhân Công ty TNHH OLeer Việt Nam, TP.Dĩ An đề đạt kiến nghị với Ban giám đốc Công ty trong buổi đối thoại định kỳ tại DN
Theo ghi nhận của chúng tôi, thời điểm trước khi Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực, nhiều tổ chức công đoàn kêu khó khi phải tổ chức đối thoại định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc theo yêu cầu của một bên tại Điều 65, Mục 1, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 quy định. Một số DN luôn tìm mọi cách từ chối đối thoại với NLĐ bằng nhiều lý do. Vì vậy, việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Lý do mà các tổ chức công đoàn, DN kêu khó là khi có sự việc cần giải quyết kịp thời nếu phải đợi đến 3 tháng mới tổ chức đối thoại thì tâm tư, nguyện vọng của cả NLĐ và người sử dụng lao động đều không được giải quyết. Bà Trương Thị Bích Hạnh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: “Đây là một trong nhiều nguyên nhân sâu xa dẫn đến ngừng việc tập thể tạm thời. Bởi DN không tổ chức đối thoại, các bên tham gia quan hệ lao động đều thiếu thông tin. Không thỏa mãn về những vấn đề cần được biết, NLĐ dễ bị những thông tin lệch lạc chi phối, dẫn đến những hành động không đúng với quy định của pháp luật về đình công, gây phương hại cho DN và cho cả lợi ích của NLĐ. Không nắm được đầy đủ những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng từ tập thể lao động, nhà quản lý DN sẽ có thiếu sót khi đưa ra những quyết định quản lý của mình”.
Nguyên nhân công nhân đình công, nghỉ việc tạm thời
Thực tế cho thấy, một bộ phận DN chưa chấp hành đúng quy định pháp luật lao động về tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chính sách BHXH, BHYT, chưa giải quyết kịp thời các kiến nghị hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Đội ngũ NLĐ vẫn còn những tồn tại nhất định: Trình độ học vấn, tay nghề của bộ phận NLĐ trực tiếp sản xuất còn hạn chế; tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa cao; điều kiện tiếp cận thông tin, nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế.
Các vụđình công, ngừng việc xảy ra tại DN sửdụng nhiều CNLĐ như: Dệt may, da giày, sản xuất gỗ. Trên 80% vụđình công liên quan đến tiền lương như: Trảlương chậm, đơn giásản phẩm hạđột ngột làm cho DN nợBHXH, nợtiền thưởng, chất lượng bữa ăn, môi trường làm việc nóng bức, NLĐ không được nghỉphép, không kýhợp đồng lao động. Hơn nữa phong tục tập quán khác biệt giữa công nhân vàchủDN làngười nước ngoài cũng dễdẫn đến mâu thuẫn. Điển hình như: Công ty TNHH Hong Timberland, Công ty TNHH Gwo Dyi Duty Việt Nam, Công ty TNHH Rong He Rurniure (TX.Tân Uyên), NLĐ yêu cầu DN tăng tiền ăn, tăng tiền trợ cấp nhà trọ, tiền thưởng, tiền phép năm còn DN yêu cầu công nhân làm nhiều việc, 1 công nhân quản lý vận hành 5 máy sản xuất.
Trước đây, Công ty TNHH Bowker Gary Lew, Khu công nghiệp Đồng An, TP.Thuận An đã xảy ra vụ đình công kéo dài 5 ngày làm cho DN, NLĐ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân do DN không tổ chức hội nghị đối thoại. NLĐ không biết tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, một số đơn hàng lớn bị cắt giảm, giáthành sản phẩm hạđột ngột làm cho công ty nợBHXH, nợtiền thưởng NLĐ. Thu nhập, việc làm và các chế độ phúc lợi của công nhân bị cắt giảm đáng kể. Lại thêm công ty chậm trả lương, chất lượng bữa ăn, môi trường làm việc nóng bức, công nhân không được nghỉphép. Sự việc kéo dài trong nhiều tháng nên công nhân bộ phận sản xuất đình công, nghỉ việc tạm thời và cần sự giải thích từ ban lãnh đạo công ty.
Lần đầu tiên hội nghị NLĐ được tổ chức thành công tại Công ty Bowker Gary Lew, bầu trực tiếp ban đối thoại, đại diện cho NLĐ đối thoại với Ban giám đốc công ty. Ông Gary Lew, Tổng Giám đốc Công ty Bowker Gary Lew đã chia sẻ khó khăn với anh chị em công nhân về “bữa cơm chỉ còn rau” tại hội nghị NLĐ, BGĐ công ty quyết tâm cải thiện môi trường làm việc, sắp xếp lại nhà máy, cố gắng lấy lại đơn hàng dù là những đơn hàng nhỏ lẻ để giải quyết nhu cầu việc làm, thu nhập cho NLĐ. Công ty có thể lấy lại được các đơn hàng lớn, đúng tiến độ giao hàng với chất lượng cao, điều đó không chỉ có sự nỗlực của BGĐ công ty mà còn có sự đóng góp, hợp tác của tập thể NLĐ. Qua sự vụ đình công tại công ty, ông Gary Lew khẳng định: “Thông qua đối thoại thường xuyên tại DN, DN mới có những quyết sách đúng đắn, tạo sự đồng thuận cao của tập thểlao động, kích thích NLĐ làm việc hăng hái, nhiệt tình vì lợi ích của họ và vì sự phát triển bền vững của DN”.
Bài 2: Giải pháp riêng ở Bình Dương
KIM HÀ