Doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tăng lương tối thiểu vùng
(BDO) Thực hiện Nghị định số 141/2017/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chủ động lên kế hoạch, cân đối tài chính nhằm bảo đảm quyền lợi cho công nhân. Hiện nay, hầu hết lao động trong các tổ chức công đoàn đã được tăng lương. Đây là tiền đề để công nhân lao động (CNLĐ) tích cực lao động sản xuất, đóng góp năng lực, trí tuệ cho sự phát triển vững mạnh của công ty.
Lương tăng, công nhân Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương (TX.Thuận An) tích cực sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
DN điều chỉnh lương tối thiểu vùng
Công ty TNHH Maruei Việt Nam Precision (KCN Việt Nam - Singapore, 100% vốn đầu tư Nhật Bản) hiện có khoảng 1.300 CNLĐ. Thực hiện Nghị định số 141/2017/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, công ty đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng là 3.980.000 đồng/tháng/người cho CNLĐ. Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: “Ngay sau khi có công văn hướng dẫn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh vềđiều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, công đoàn phối hợp chặt chẽ với công ty điều chỉnh lương trong thang bảng lương cũng như mức lương được ghi trong hợp đồng lao động, bảo đảm quy định của pháp luật. Khi điều chỉnh lương, công ty rà soát chặt chẽ chức vụ, tay nghề của NLĐ. Đặc biệt, công ty chú trọng đến CNLĐ làm việc lâu năm để có mức điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, công đoàn còn tham mưu cho DN trả lương cao hơn mức tối thiểu để động viên CNLĐ làm việc, gắn bó lâu dài với DN”.
Không chỉ Công ty TNHH Maruei Việt Nam Precision, Công ty Cổ phần Công nghiệp Đông Hưng (TX.Dĩ An) cũng thực hiện tốt chính sách tiền lương cho CNLĐ. Là công ty sản xuất giày da với hơn 5.200 CNLĐ, công ty luôn bảo đảm mức lương tối thiểu vùng cho công nhân. Qua khảo sát tại công ty, mức lương tối thiểu này là cơ sở để công ty thỏa thuận, trả lương cho CNLĐ và được chia thành 2 nhóm: Nhóm lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với CNLĐ chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất và nhóm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với CNLĐ đã qua đào tạo, học nghề. So với năm 2017, năm nay công ty đã trả mức lương tối thiểu vùng cao. Ông Hoàng Ngọc Hình, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: “Trong năm qua, Ban giám đốc công ty chủ trương không để CNLĐ bị thiệt thòi, duy trì mức lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ, tặng quà hỗ trợ vật chất cho CNLĐ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để động viên tinh thần, giúp họ vươn lên trong cuộc sống”. Theo số liệu thống kê của LĐLĐ, trong quý I-2018 đã có 100% DN có tổ chức công đoàn đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong thang bảng lương theo nghị định của Chính phủ.
Đời sống NLĐ nâng cao
Lương tăng, CNLĐ phấn khởi khi đời sống ngày một nâng cao. Chị Nguyễn Thị Lương, công nhân chuyền may, Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương cho biết: “Công ty đã tăng mức lương tối thiểu vùng cho CNLĐ từ tháng 1-2018. Tôi rất vui, phấn khởi và tích cực lao động sản xuất. Lương tăng đồng nghĩa với việc giảm bớt khó khăn cho CNLĐ. 3 tháng qua lương của tôi tăng, tôi góp lại để ống heo, cuối năm có thêm khoản tiền nho nhỏ gửi vềquê cho cha mẹ”. Cùng với niềm vui tăng lương, anh Vương Hậu Bửu, quê An Giang, công nhân Công ty TNHH FrieshlandCampina (TX.Thuận An) nói: “Trước đây hai vợ chồng thu nhập một tháng tính cả tăng ca khoảng 9 triệu đồng. Trong khi đó phải chi các khoản tiền thuê nhà, tiền điện, nước, ăn uống và tiền gửi về quê để nuôi con thì mỗi tháng hai vợ chồng phải tằn tiện lắm mới đủ chi tiêu. Từ khi lương tăng, cuộc sống của vợ chồng tôi bớt khó khăn hơn, có thêm một khoản dư dôi gửi vềquê cho ông bà lo chuyện ăn uống học hành của con. Không chỉ tăng lương, cuối năm công ty tôi còn thưởng lương tháng 13 cho những CNLĐ giỏi, làm việc tích cực trong năm, tặng quà, hỗ trợ cho CNLĐ khó khăn. Tôi rất hài lòng với chính sách của công ty”.
Bên cạnh một bộ phận công nhân phấn khởi khi lương tăng, bộ phận khác lo lắng khi lương tăng, số tiền đóng nộp bảo hiểm tăng sẽ tạo áp lực cho DN, DN sẽ phải thu hẹp sản xuất dẫn đến nguy ngơ thất nghiệp tăng lên. Thực tế, hiện nay một số DN trên địa bàn có năng suất lao động thấp và nếu chi phí cho CNLĐ quá nhiều thì DN sẽ không còn năng lực để đổi mới công nghệ, đưa thiết bị vào tăng năng suất lao động. Vì vậy nhiều DN đã thương lượng với CNLĐ, đối thoại trực tiếp với công nhân để tháo gỡ khó khăn, đưa ra lộ trình tăng lương trong từng giai đoạn vừa bảo đảm sản xuất vừa bảo đảm đời sống CNLĐ.
Trao đổi với chúng tôi vềvấn đềtăng lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, bàTrương ThịBích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, tăng lương tối thiểu vùng là vấn đề lớn không chỉ đối với tỉnh mà còn là vấn đề của cả đất nước vì nó gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhận thức rõ vấn đềnày, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo công đoàn cơ sở tham mưu cho DN có chiến lược phát triển khi lương tăng thì năng suất lao động cũng phải tăng tương xứng. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm mức sống tối thiểu cho CNLĐ thì DN cần quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ, tay nghềcho lao động để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây chính là giải pháp hữu hiệu, là nền tảng cơ sở để tăng thu nhập, tăng tiền lương cho CNLĐ trên địa bàn tỉnh trong xu thế hiện nay. Song song đó, LĐLĐ tỉnh cũng động viên, khuyến khích DN làm ăn hiệu quả tăng mức lương tối thiểu vùng cho CNLĐ. Xử lý nghiêm những công ty tăng lương nhưng cắt giảm chi phí của CNLĐ hay công ty không thực hiện chính sách tiền lương theo thỏa ước đã ký kết.
KIM HÀ