Doanh nghiệp chuyển đổi xanh gắn với tư duy số

Thứ sáu, ngày 06/12/2024

(BDO) Chiến lược chuyển đổi xanh đang được doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy nhanh thực hiện bằng các giải pháp số để củng cố vị thế trong chuỗi giá trị quốc tế, đồng thời thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát trin bền vững, gim thiu tc động tiu cực đến môi trường.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Lâm Việt (TP.Tân Uyên)

 Cơ hội - phát triển

Phát biểu tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” do Bộ Công thương tổ chức sáng 4-12, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định chuyển đổi xanh không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) giảm thiểu rủi ro bịloại khỏi các thịtrường xuất khẩu quan trọng, màcòn tạo cơhội xây dựng thương hiệu bền vững, nâng cao giátrịsản phẩm vàtiếp cận các phân khúc khách hàng cao cấp trên toàn cầu. Những chính sách quan trọng như thỏa thuận xanh châu Âu (EGD), cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (CEAP)… đang có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới. Các chính sách này không chỉtập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, yêu cầu các nước xuất khẩu phải thay đổi phương thức sản xuất và cách tiếp cận để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao.

Để hỗ trợ DN trong tỉnh, ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, cho biết hiện nay, đối với DN vừa và nhỏ, để phát triển theo hướng xanh, bền vững thì việc thực hiện chuyển đổi cũng như nâng cao, cải thiện dây chuyền công nghệ sản xuất là rất cần thiết. Ngành công thương đã và đang phối hợp với các đơn vị hỗ trợ DN phát triển công nghệ, các quy trình sản xuất thúc đẩy sựchuyển đổi này. Thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, sựchủ động của DN trong đầu tư thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh và tinh thần hợp tác đồng hành của các bên liên quan là rất khảquan.

Tuy nhiên, để tiếp tục chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững, vươn ra thị trường thế giới đòi hỏi các DN phải có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, bảo đảm lợi ích lâu dài, bảo đảm tính cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và đáp ứng xu thế chung của toàn cầu.

 Đại diện doanh nghiệp trao đổi về chuyển đổi công nghệ tại Triển lãm các giải pháp công nghệ tổ chức ở Bình Dương

Đi từ tư duy số

Chia sẻ với chúng tôi câu chuyện về chuyển đổi xanh gắn với tư duy số tại Công ty CP Lâm Việt (TP.Tân Uyên), ông Nguyễn Thanh Lam, Giám đốc Điều hành công ty, cho biết Lâm Việt được thành lập năm 2002, chuyên sản xuất đồ gỗ nội và ngoại thất xuất khẩu. Hiện nay, Lâm Việt đang có 800 công nhân viên, nhà xưởng rộng 65.000m2. Công ty thực hiện chuyển đổi số năm 2005 khi đạt chứng nhận FSC CoC (Chứng chỉđánh giá phù hợp của chuỗi hành trình sản phẩm từ gỗ, được cấp cho các tổ chức còn lại của chuỗi cung ứng tính từ thời điểm cây đã rời khỏi rừng).

“Năm 2011, Lâm Việt khởi động viết phần mềm ERP, năm 2012 tham gia khóa đào tạo Dựán phát triển DN bền vững (Score) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Đến 2014, công ty sản xuất thớt gỗ để tận dụng phế phẩm, năm 2023 tiến hành kiểm kêkhí nhà phạm vi 1 và 2. Lâm Việt khai thác cơ hội của chuyển đổi xanh một cách nhanh chóng nhờtư duy số. Việc tối ưu hóa sử dụng nguồn lực (giảm tiêu hao nguyên liệu, tăng năng suất lao động), truy xuất thông tin dễ dàng (giải trình chính xác, phản biện kịp thời cho các vụ kiện phòng vệ thương mại), truy xuất nguồn gốc nguyên liệu bảo đảm cho công ty lập báo cáo tựđộng ngay lập tức”, ông Nguyễn Thanh Lam chia sẻ.

Hiện nay, đối với DN vừa và nhỏ, để phát triển theo hướng xanh, bền vững thì việc chuyển đổi cũng như nâng cao, cải thiện dây chuyền công nghệ sản xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc này cũng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, Chính phủ cần hỗ trợ DN để khai thác tối đa nguồn lực trong nước và quốc tế, trong đó có những nguồn tài chính mới như tài chính xanh hoặc thị trường carbon để thêm nguồn lực hỗ trợ cho DN phát triển. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Lam đề xuất cần có các chính sách, chương trình hỗ trợ pháp lý, vốn, lãi suất ưu đãi, quỹ xanh cho các nhà máy đầu tư công nghệ trong sản xuất và quản lý. Các hiệp hội ngành hàng, cơ quan xúc tiến thương mại đẩy mạnh tập huấn cho DN để nâng cao kiến thức, truyền thông, lan tỏa tư duy chuyển đổi xanh là cơ hội, không phải là thách thức. Đối với cộng đồng DN, cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

 Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương: Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như đưa ra các tiêu chuẩn xanh, tiêu chuẩn phát triển bền vững cho từng ngành, từng lĩnh vực ngay tại thị trường Việt Nam, để không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu xanh và bền vững.

 TIỂU MY - CẨM TÚ