Đo mật độ loãng xương
(BDO) Đo mật độ loãng xương hay đo loãng xương là kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép, hay chụp CT để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương. Những khu vực thường được thực hiện đo mật độ xương là cột sống, hông hoặc xương cẳng tay.
Thông qua kỹ thuật này, người bệnh có thể biết được bản thân có đang rơi vào tình trạng giảm khối lượng xương hay không. Nếu không may mắc phải, xương sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn. Tại Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của Viện Dinh dưỡng Trung ương, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương.
Trường hợp cần đo mật độ xương gồm: Người có tiền sử gãy xương sau 40 - 45 tuổi; người trên 65 tuổi; phụ nữ sau mãn kinh 5 năm không dùng hormon thay thế trong 5 năm hoặc mãn kinh sớm trước 40 tuổi hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ tử cung buồng trứng; phụ nữ sinh nhiều lần; người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ canxi, vitamin D hoặc chế độ dinh dưỡng quá nhiều protein, người uống rượu, hút thuốc lá nhiều; tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương; người mắc các bệnh nội tiết: Cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường; bệnh nhân nghi ngờ lún xẹp đốt sống, giảm chiều cao, gù vẹo đối sống; người nằm bất động lâu ngày, sử dụng thuốc corticoid, thuốc chống đông, lợi tiểu kéo dài.
H.LINH