Để công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh
(BDO) Kỳ 1: Tiềm năng lớn
Thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Bình Dương như may mặc, giày da, chế biến gỗ... đã có bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) phục vụ cho các ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Phát triển CNPT góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty Schoeller Bleckmnn Viet Nam, Khu công nghiệp Đồng An 2. Ảnh: P.AN
Nhiều nỗ lực
Ông Võ Văn Cư, Giám đốc Sở Công thương, cho biết giai đoạn 2011-2013 Bình Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 14,1%/năm; riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm. Công nghiệp của tỉnh đãcó bước phát triển nhanh chóng vàgóp phần rất quan trọng vào tăng trưởng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa tỉnh.
Sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp dẫn đến nhu cầu lớn về nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đây là cơ hội để ngành CNPT phát triển. Trên thực tế, CNPT trên địa bàn tỉnh thật sựphát triển mạnh từ năm 2005, trong đóchủyếu thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàcác doanh nghiệp từ TP.HCM. CNPT ngành dệt may, da - giày, cơ khí, điện - điện tử, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh trong những năm gần đây vềsốlượng doanh nghiệp (DN), lao động, giátrịsản xuất, doanh thu... vàcó những đóng góp tích cực vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, mối liên kết giữa các nhàsản xuất sản phẩm CNPT vàcác nhàsản xuất thành phẩm dần được thiết lập.
Hiện nay, Bình Dương đãhình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụliệu cho ngành dệt may (công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải, chỉmay, khuy nút, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt...); ngành da giày (thuộc da, sản xuất đếgiày, mũ giày...); ngành cơ khí(sản xuất kim loại, sản xuất máy móc thiết bịvàphụtùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy, các phương tiện vận tải khác...); ngành điện - điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất thiết bịdây dẫn điện, cáp quang...); ngành chế biến gỗ (cưa xẻ gỗ, bào gỗ, sản xuất gỗ dán, hóa chất ngành chế biến gỗ…). Đây chính là tiềm năng lớn để Bình Dương phát triển ngành CNPT.
Còn đó khó khăn
Bình Dương cónhiều tiềm năng để phát triển ngành CNPT, song hiện nay ngành công nghiệp này vẫn phát triển chưa tương xứng. Những năm qua, hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thành phẩm. CNPT trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tìm hiểu chúng tôi được biết, trên địa bàn tỉnh ngành cơ khíhiện có255 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng và 52 doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng này chủ yếu là sản xuất những sản phẩm đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như: Các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, bộ tản nhiệt, cảm ứng nhiệt xe hơi, phụ tùng máy lạnh, thắt lưng an toàn…
Bên cạnh đó, công nghiệp sản xuất linh, phụ kiện điện - điện tử, tin học vẫn chưa phát triển tương xứng, chủ yếu là sản xuất các sản phẩm đơn giản như linh kiện nhựa, các thiết bị cảm ứng, bóng đèn, chụp đèn, dây dẫn… Trong khi đó, ngành dệt may, da giày là hai trong ba ngành cókim ngạch xuất khẩu lớn nhất tỉnh nhưng cótới 80% - 85% nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu, gồm: Vải, da, chỉ khâu cao cấp, nút áo, khóa kim loại... Riêng ngành chế biến gỗ chủ yếu là sản xuất bằng máy cưa, xẻ gỗ đơn giản hay máy chà nhám chổi tự chế. Để sản phẩm gỗ xuất khẩu mạnh cần máy móc hiện đại, quy mô, yêu cầu đội ngũngười lao động cókỹ thuật cao. Thực tế hiện nay đa số doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đều phải nhập khẩu công nghệ từHàn Quốc, Đài Loan, Đức…
Bà Trương Thị Thúy Liên, PhóChủ tịch Hiệp hội Da giày Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Giày Liên Phát, cho biết hiện nay nguyên phụ liệu trong nước đối với ngành da giày vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu là nguyên phụ liệu phụ (chỉ, lớp lót nằm bên trong chiếc giày, vải lót, giấy độn giày, thùng carton), trong khi nguyên phụ liệu chính (đế, gót giày, keo, bề mặt chiếc giày) vẫn hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu nước ngoài. Nếu xác định da giày, dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn thì cần phải cấp tốc đầu tư công nghiệp phụ trợ. Bà Liên cho biết thêm Trung tâm Nguyên phụ liệu của Công ty Giày Liên Phát tại Bình Dương vẫn hoạt động cầm chừng, nhưng khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương cóhiệu lực, doanh nghiệp sản xuất sẽ tập trung tìm nguyên phụ liệu trong nước, khi đócông ty sẽ cónhiều cơ hội để phát triển.
Còn theo ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng phòng Công nghiệp Sở Công thương, việc chúng ta vẫn phải nhập khẩu những linh kiện, chi tiết cho sản xuất là do công nghệ của phần lớn doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực CNPT ở tỉnh mới chỉ đạt ở mức trung bình. Chỉ cósản phẩm của một số doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này là cótrình độ tiên tiến. Ngoài ra, về năng lực công nghệ kỹ thuật, ngoại trừmột số ít doanh nghiệp được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại và hoàn chỉnh, đa số doanh nghiệp vẫn sửdụng công nghệ, máy móc cũ, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhà sản xuất nên khả năng cạnh tranh kém.
Cómột thực tế là các sản phẩm phụ trợ nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Trong khi đó, nhân lực phục vụ công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là CNPT công nghệ cao chưa phát triển mạnh và chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Võ Văn Cư, Giám đốc Sở Công thương, cho biết việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và CNPT kém phát triển đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực tế hiện nay, ngành CNPT của Bình Dương còn manh mún, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, dệt may, giày da, chế biến gỗ. Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp đã được tham gia vào sản xuất hỗ trợ cho các công ty lắp ráp, còn lại phần lớn doanh nghiệp vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu.
Kỳ 2: Phát triển xứng tầm
PHƯƠNG LÊ