Để bưu điện văn hóa xã tồn tại và phát triển

Thứ tư, ngày 26/12/2012

Kỳ 1: Vì sao vắng khách?

Kỳ 2: Những điển hình cần được nhân rộng

 Hiện nay, trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) là 1 trong 19 tiêu chí quan trọng. Thực tế, nhiều BĐVHX đang hoạt động cầm chừng, “có cũng như không”, do vậy cần có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các điểm BĐVHX nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ BĐ đa dạng hóa các dịch vụ, đưa hệ thống điểm BĐVHX hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ phục vụ nhân dân.    Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh khảo sát hoạt động của BĐVHX Tân Long (Phú Giáo)

Mô hình BĐVHX điển hình cần được nhân rộng

 Bên cạnh những điểm BĐVHX bị “khai tử”, nhiều điểm BĐVHX vẫn bám trụ, với mô hình hay, hiệu quả. Sự thay đổi này không chỉ giúp các điểm BĐVHX được “hồi sinh”, mà còn góp phần cống hiến nhiều mô hình hay cho các BĐVHX trong tỉnh, góp sức vào chương trình xây dựng NTM của các địa phương. Trong đó, phải kể đến BĐVHX An Bình (phường An Bình, TX.Dĩ An), BĐVHX Bình An (phường Bình An, TX.Dĩ An), BĐVHX Bạch Đằng, BĐVHX Khánh Bình (Tân Uyên)… Tuy hoạt động chưa sôi nổi như thời “hoàng kim” nhưng cách “tân trang” của các BĐ trên đã từng bước vượt qua khó khăn với doanh thu tăng từ 3 - 10 lần so với trước. Nằm trong khu vực sầm uất, điểm BĐVHX Bình An (Dĩ An) có nhiều dịch vụ như bán card điện thoại, bảo hiểm xe máy, nhận thư chuyển tiền, trả thư chuyển tiền, dịch vụ internet... Từ đó, năm 2010, năm 2011, BĐ Bình An luôn dẫn đầu với doanh thu cao nhất trong hệ thống BĐVHX (từ 300 - 350 triệu đồng/năm). Chị Lê Thị Chuyên, nhân viên BĐVHX Bình An, vui mừng: “Từ khi sửa sang lại BĐ, sắp xếp lại bàn ghế phục vụ nhu cầu đọc sách, báo; trang bị thêm máy vi tính kết nối internet... người dân ghé thường xuyên hơn, không còn cảnh đìu hiu như trước. Bên cạnh đó, dịch vụ đa dạng nên BĐ đã dần “sống lại””.

Tuy không nằm ở vị trí “đắc địa”, nhưng hoạt động của điểm BĐVHX Khánh Bình cũng không kém phần nhộn nhịp. Đặc biệt, ngoài việc bán báo, phục vụ báo, hay sim, card điện thoại thì điểm BĐVHX Khánh Bình còn “hút” khách bằng dịch vụ nhận và phát tận nhà các loại bưu phẩm, tiền hay hồ sơ, giấy tờ. Có lẽ vì vậy mà mỗi tháng, điểm BĐVHX Khánh Bình đã tiếp nhận từ 20 - 30 phiếu gửi, nhận tiền. “Không chỉ doanh thu tăng, thu nhập của mình được cải thiện mà vui nhất là người dân đã nhớ đến điểm BĐVHX”, chị Lê Thị Ngọc Hoa, nhân viên BĐVHX Khánh Bình, phấn khởi nói.

Theo ông Võ Văn Tín, Giám đốc BĐ tỉnh: Hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị tại một số điểm BĐVHX đã hư hỏng và xuống cấp do đầu tư trước năm 2000, hầu hết các điểm doanh thu thấp. Thực hiện chủ trương của Nhà nước là phải xây dựng NTM trong những tiêu chí NTM là mỗi xã phải có một BĐVHX để phục vụ công ích cho nhân dân. Do đó, BĐ tỉnh cố gắng tìm mọi giải pháp để vực dậy các điểm BĐVHX hoạt động kém hiệu quả. Đối với những BĐVHX tự mình “tân trang”, hoạt động tốt sẽ là “liều thuốc” trợ lực, nhằm tiếp thêm sức sống cho các điểm BĐVHX trong tỉnh. Tuy nhiên, vực dậy sự sống của các điểm BĐVHX, nhưng để chúng “sống khỏe, sống có ích” thì rất cần sự chung tay hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, chứ không đơn thuần là nhiệm vụ của riêng ngành BĐ.

Giải pháp để “tự bước đi trên đôi chân mình”

Năm 2011, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức khảo sát toàn diện hiện trạng hoạt động của mô hình BĐVHX để tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách phù hợp nhằm “cứu” mô hình này; nhất là trong giai đoạn tỉnh đang triển khai xây dựng chương trình NTM. Theo Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Minh Giao: BĐVHX là mô hình cần được “tiếp lửa” để duy trì hoạt động, cái khó là làm sao thay đổi cơ chế, dịch vụ hoạt động cũng như mức thu nhập và chế độ chính sách cho những người làm công tác này. Trong thời gian tới, BĐ tỉnh cần tiến hành quy hoạch lại hệ thống các điểm BĐVHX theo hướng ngừng các điểm hoạt động không hiệu quả, nâng cấp các điểm hoạt động tốt; xây dựng đề án để nâng các điểm BĐVHX thành bưu cục cấp 3, đồng thời cần tận dụng điểm BĐVHX làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của địa phương, các cấp, các ngành để điểm BĐVHX luôn là những điểm sáng, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn với phương châm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, chỉ đạo của UBND tỉnh, BĐ tỉnh cũng đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới, cải tiến BĐVHX. Đồng thời, BĐ tỉnh đã cùng Sở Thông tin - Truyền thông (TT-TT) xây dựng đề án củng cố hoạt động BĐVHX trên địa bàn năm 2012 bảo đảm các điểm BĐVHX hoạt động hiệu quả, lấy thu bù chi. Đề ra giải pháp phải làm trong thời gian tới, như: khang trang các điểm BĐVHX, triển khai ngay các dịch vụ để tạo ra doanh thu ổn định cho BĐVHX, như: tiếp tục triển khai thực hiện các dịch vụ bưu chính viễn thông hiện có, cung cấp dịch vụ truyền hình KTS AVG, bán BHYT, BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc và sẽ tham gia trả lương hưu, thu tiền cước điện lực, tiền nước, đăng quảng cáo rao vặt ở các điểm BĐVHX…; thực hiện tốt luân chuyển sách báo hàng quý cho hoạt động các điểm BĐVHX. Ngoài ra, hàng năm BĐ tỉnh sẽ chi 500.000 đồng cho 1 điểm BĐVHX để bổ sung sách mới, đầu tư máy tính truy cập internet để nâng cao dân trí vùng sâu vùng xa, bảo đảm thu nhập cho nhân viên điểm BĐVHX từ mức lương tối thiểu trở lên.

  BĐVHX là thiết chế quan trọng, sự tồn tại của BĐVHX là cần thiết, do đó đòi hỏi phải có phương án, giải pháp để duy trì và phát triển - Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son, tại hội nghị toàn quốc về điểm BĐVHX diễn ra trong tháng 3-2012. Ông cho rằng, cần triển khai nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống điểm BĐVHX, đểhệthống BĐVHX tiếp tục là điểm tựa đưa TT-TT về nông thôn. Cụ thể, VụKếtoán Tài chính, VụBưu chính chủtrì, phối hợp với các đơn vịliên quan đềxuất kếhoạch triển khai hướng dẫn vàchỉ đạo việc thực hiện các tiêu chí NTM vềTT-TT; đềxuất cơ chếphối hợp liên ngành luân chuyển sách, báo, tủsách pháp luật phục vụnhân dân… Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chỉ đạo Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam triển khai rà soát, quy hoạch lại hệ thống điểm BĐVHX để có phương pháp quản lý, kinh doanh phù hợp vàtừng bước nâng cấp cơ sở vật chất của toàn hệ thống; đa dạng các loại hình dịch vụ. Đồng thời, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam cũng nghiên cứu, thực hiện các chếđộchính sách vàđiều kiện đãi ngộ, bồi dưỡng nghiệp vụcho người lao động làm việc tại BĐVHX; phát động các phong trào thi đua hướng vềđiểm BĐVHX vànhân viên điểm BĐVHX đểkhuyến khích, động viên, tạo động lực cho nhân viên điểm BĐVHX.

 THIÊN LÝ