Đẩy mạnh công tác quản lý hóa chất công nghiệp

Thứ sáu, ngày 03/11/2017

(BDO) Nâng cao năng lực công tác quản lý tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các đơn vị có hoạt động hóa chất về việc thực hiện các quy định an toàn, phòng chống cháy nổ, phát tán chất độc hại; tuyên truyền ý thức chấp hành an toàn hóa chất (ATHC)... là những phương án mà Sở Công thương đã và đang thực hiện nhằm đưa hoạt động sử dụng hóa chất trong công nghiệp tại các doanh nghiệp (DN) từng bước đi vào nề nếp.


Hội thảo về công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại các doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Nỗ lực không ngừng

Bình Dương là tỉnh có tỷ trọng phát triển công nghiệp cao, chiếm 64% trong cơ cấu kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp là nhu cầu sử dụng hóa chất phục vụ sản xuất ngày càng nhiều với nhiều chng loại. Việc bảo đảm ATHC trong công nghiệp là một yêu cầu bức thiết trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Quản lý ATHC cũng là một nội dung mà APEC quan tâm. Ngày 7-4-2017, ti TP.Hồ Chí Minh, cuộc họp thường kỳ giữa Lãnh đạo Hội đồng chăm sóc trách nhiệm (VRCC) và các DN FDI ti Việt Nam đã chính thức được diễn ra nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các Chính phủ và các DN của các nước thành viên APEC trong quản lý ATHC, phát triển ngành hóa chất bền vững cũng như tự do thương mại.

Thực tế rằng hóa chất là một loại hng ha đặc biệt vmang những đặc tnh rất riêng biệt. Để pht triển công nghiệp lớn mạnh, ha chất lmột trong những nguyên liệu không thể thiếu. Song, mặt hng ha chất là một thuộc tính độc hi cthể gây ăn mòn, chy nổ hoặc gây độc cấp tnh, mn tnh với con người vcc môi trường thứsinh. Điều này đt ra bài toán công tác quản lý cho các ngành chức năng.

Theo thống kê của Sở Công thương, hiện nay trên toàn tỉnh có 1.042 DN sử dụng hóa chất phục vụ cho sản xuất công nghiêp. Các DN này hot động trong nhiều ngành nghề: Xi mạ, chế biến mủ cao su, tôn thép, may mc, điện tử, thuốc bảo vệ thực vật, giấy, dệt nhuộm, sản xuất sơn, keo, mực in, sản xuất ắc quy, mỹ phẩm, chất tẩy rửa; 55 DN sản xuất hóa chất trong đó có 6 DN sản xuất hóa chất cơ bản: khí công nghiệp (Oxy, Nitơ, Hydro, Argon, Acetylene), Linear Alkylbenzene Sulfonate (LAS), Formaldehyde; 142 cơ sở, DN kinh doanh hóa chất và 5 DN kinh doanh kho chứa hóa chất.

Trong những năm qua, việc sn xuất vkinh doanh, nhập khẩu ha chất ở Bình Dương pht triển nhanh, hỗ trợ cho pht triển công nghiệp ca tỉnh nhà. Bên cạnh việc triển khai Luật Hóa chất và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Chính phủ, Bộ Công thương, Sở Công thương đã triển khai có hiệu quả kế hoch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Dương được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 20-6-2016. Hiện nay, Sở Công thương đã ban hành kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2017-2019. Được sự chỉ đạo thường xuyên của Ban giám đốc sở, các phòng chức năng đã nắm bắt sâu sát tình hình sản xuất, sử dụng, kinh doanh hóa chất công nghiệp của các DN trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ra những phương án tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra, diễn tập về sự cố cũng như đẩy mnh công tác tuyên truyền đến các DN nhằm ngăn ngừa sự cố hóa chất, tác động của hóa chất đến con người và môi trường.

Với tình hình hot động hóa chất đa dng, nhu cầu sử dụng hóa chất phục sản xuất ngày càng nhiều, để thuận lợi cho công tác quản lý, sở đã khoanh vùng các đối tượng có nguy cơ cao xảy ra sự cố hóa chất để tập trung quản lý, giám sát, đôn đốc DN thực hiện công tác quản lý an toàn theo từng địa bàn với từng DN cụ thể. Sở thường xuyên có văn bản thông báo đến các DN hot động hóa chất trên địa bàn tỉnh về tăng cường công tác quản lý ATHC và công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất. Hiện nay, sở phối hợp với các ngành có liên quan thẩm định và cấp giấy xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho 144 DN; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất cho 10 DN; cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật ATHC cho 212 đối tượng quản lý hóa chất và 2.683 đối tượng là người lao động làm việc với hóa chất tại các DN hot động hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Ý thức của DN là vấn đề quyết định

Nỗ lực của ngành công thương nhằm đẩy mnh thực hiện ATHC hướng đến phát triển một nền công nghiệp bền vững là rất lớn. Hiệu quả của việc quản lý, thanh tra, tuyên truyền đã và đang thực hiện mang li những hiệu quả đáng khích lệ. Công tác bảo đảm an toàn trong hot động hóa chất ngày càng được các DN quan tâm. Các tchức, cá nhân hot động hóa chất đã thực hiện các hồ sơ, thủ tục như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo các lĩnh vực kinh doanh, cam kết bảo vệ môi trường, chứng nhận về phòng cháy, chữa cháy. Một số tổ chức kinh doanh hóa chất có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất lớn đã xây dựng kế hoch phòng ngừa, ứng phó sự cố, đồng thời ứng dụng hệ thống toàn cầu hài hòa về phân loi và ghi nhãn hóa chất (GHS) của Liên hợp quốc. Theo hệ thống GHS, trên nhãn hàng hóa, ngoài tên địa chỉ, số điện thoi nhà cung cấp và nhận dng sản phẩm (tên thương mi và nhận dng của mọi thành phần) là các hình đồ cảnh báo nguy hi, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ, phương pháp phòng ngừa,…

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, năng lực và phương tiện ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn rất nhiều hạn chế, hầu hết là trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy là chủ yếu. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh rất phức tp, phần lớn là các cơ sở, cửa hàng kinh doanh sơn PU, vecni, dầu bóng có kèm theo các loi dung môi công nghiệp như Acetone, Toluene, Methanol, Xylene, Butyl Acetate… hầu hết không đáp ứng các điều kiện kinh doanh hóa chất theo Điều 5 Thông tư 28/2010/TT-BCT (Điều kiện về nhà xưởng, kho tàng). Các cơ sở, cửa hàng này bố trí, bày bán hóa chất nằm trong khu dân cư, sát đường giao thông và không có kho bảo quản hóa chất. Một số DN thành lập từ trước năm 2007 (Luật Hóa chất và các văn bản quy phm pháp luật liên quan ban hành) chưa đáp ứng các quy định được điều chỉnh trong các văn bản quy phm pháp luật như điều kiện về kho tàng, nhà xưởng, khoảng cách an toàn.

Từ thực tế thấy rằng, các cơ sở hóa chất khi chưa đáp ứng được năng lực ứng cứu sự cố hóa chất ti chkhi có sự cố xảy ra, đc biệt là cháy nhóa chất thì hậu quả rất nghiêm trọng, mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng rất lớn. Vì vậy, các DN cần ý thức rõ về việc phòng ngừa sự cố hóa chất là việc làm thiết thực để bảo vệ tài sản của chính DN, bảo vệ con người, môi trường sống của cộng đồng thay vì đối phó với sự kiểm tra của các ngành chức năng. Vụ việc điển hình ti Công ty TNHH Sakata Inx Việt Nam đã thiêu rụi hoàn toàn nhà xưởng của DN (hiện ti DN này đã xây dựng li và khôi phục sản xuất) là một minh chứng cho sự thiệt hại về tài sản của DN và môi trường sống. Vụ rò rỉ khí NH3 ngày 10-10 vừa qua do trong quá trình chiết khí NH3 từ xe bồn qua bồn chứa ti trm chiết np gas NH3, số 217B/7A, đường An Phú Tây - Hưng Long, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh bất ngờ đường ống bị vỡ khiến một lượng lớn khí NH3 thoát ra ngoài khiến nhiều người khó thở, chóng mt và 4 người bị ngộ độc nng phải cấp cứu là tiếng chuông cảnh báo về sự nguy hi của sự cố ATHC.

Hiện nay, việc quản lý, thanh kiểm tra ATHC thuộc thẩm quyền của ngành công thương gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc xác định và phân loi đối tượng hot động. Nhất là trong lúc Luật Hóa chất và các văn bản quy phm pháp luật liên quan được ban hành tương đối muộn (tháng 7-2007 trở về sau) và đã có nhiều điểm bất cập, các văn bản quy phm pháp luật chưa điều chỉnh đến các loại hóa chất là hn hợp chất và quy định về trình độ chuyên môn của người quản lý hóa chất của các DN sử dụng hóa chất. Nguồn nhân lực chuyên môn của ngành còn quá mỏng so với yêu cầu công việc phải thực hiện trong khi nhiệm vụ thường xuyên như thụ lý hồ sơ, sự vụ chiếm phần lớn thời gian làm việc.

Theo ông Nguyễn Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương Bình Dương: Với tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay thì việc quản lý hóa chất là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều yếu tố kèm theo như thể chế, nhân lực quản lý, ý thức DN, sự phối hợp của các ngành chức năng trong quá trình quản lý. Trong thời gian tới, ngành sẽ chủ động tham mưu UBND tỉnh kiện toàn ban chỉ đạo ứng cứu sự cố hóa chất; xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hoạt động hóa chất (kết hợp hệ thống thông tin địa lý GIS) cũng như tăng cường việc tổ chức thực hiện diễn tập ứng phó, huấn luyện chuyên sâu nhằm hướng dẫn DN thực hiện diễn tập ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với từng loại hình nguy cơ. Đặc biệt ngành sẽ phối hợp với các địa phương, ngành chức năng trong công tác thanh kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị vi phạm an toàn hoạt động hóa chất. Trên cơ sở đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng và chính quyền địa phương, các cấp triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn DN, hộ kinh doanh nâng cao trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất và nhận thức của cộng đồng về tác hại của việc không chấp hành ATHC.

 

TIỂU MY