Đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Dương

Thứ hai, ngày 24/03/2014

Bệnh viện Y học cổ truyền (BV YHCT) tỉnh Bình Dương hiện có 150 giường sẽ được đầu tư lên quy mô 250 giường bệnh trong giai đoạn từ năm 2016- 2020. Đây là một trong những nội dung tại Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về “Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống BV YHCT toàn quốc giai đoạn 2014- 2025”.  

Khoa dược ở Bệnh viện Y học cổ truyền

Theo đó, việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các BV YHCT toàn quốc nhằm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng là “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y; kết hợp Đông y với Tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại, góp phần làm giảm tình trạng quá tải của các BV.

Các BV YHCT theo quy hoạch được xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và có đủ trang thiết bị y tế thiết yếu theo quy định. Khám chữa bệnh YHCT đạt và vượt 15% trong tổng số khám chữa bệnh tại tuyến Trung ương; đạt và vượt 20% trong tổng số khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh của ngành y tế vào năm 2020. Trên 90% cán bộ chuyên môn BV YHCT được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Quy mô BV YHCT cấp tỉnh được xác định theo dân số, nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân và khả năng cung cấp dịch vụ, cụ thể như sau: Quy mô từ 100 - 150 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số dưới 1 triệu dân; Quy mô từ 150 - 250 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số từ 1 triệu đến dưới 2 triệu dân; Quy mô từ 250 - 350 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số từ 2 triệu dân trở lên; Đối với những địa phương hiện tại BV YHCT có quy mô lớn hơn mức quy mô quy định nêu trên và đang hoạt động hiệu quả thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất xác định quy mô BV phù hợp với quy hoạch, bảo đảm hoạt động hiệu quả trên nguyên tắc ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp BV cho số giường vượt quá quy định nêu trên.

Kinh phí thực hiện đề án bao gồm các nguồn sau: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Nguồn vốn sự nghiệp cho đào tạo cán bộ, mua sắm, cải tạo, sửa chữa các BV theo danh mục ban hành kèm theo quyết định này; Quản lý, giám sát việc thực hiện đề án; Nguồn vốn ODA và viện trợ; Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (báo cáo Quốc hội cho phép huy động khi có chủ trương); Nguồn vốn hợp pháp khác.

Tại Bình Dương, ngoài hệ thống các BV, trạm y tế xã, phường…, thì việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng được sự hưởng ứng từ các tổ chức nghề nghiệp thiện nguyện. Đơn cử, ngoài trách nhiệm với nghềnghiệp, nhóm thầy thuốc đang sinh sống vàcông tác tại tỉnh Bình Dương thường xuyên tổchức đoàn đi khám bệnh, tư vấn sức khỏe vàcấp phát thuốc miễn phíđến bàcon ởvùng sâu, vùng xa, những nơi màđiều kiện vềy tếcòn khókhăn hoặc chưa được quan tâm đúng mức.

NGUYỄN CAO