Đa dạng sinh học cần được bảo tồn và phát triển bền vững
(BDO) Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, không bị chia cắt bởi sông, biển. Tuy nhiên, Bình Dương cũng có sựđa dạng về thực vật và động vật. Theo số liệu điều tra của tỉnh, về thực vật có 1.084 loài thực vật bậc cao chủ yếu tập trung ở khu vực Núi Cậu - Dầu Tiếng, Lâm trường Phú Bình và khu vực giáp ranh với khu rừng lịch sử Mã Đà; có các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, như gõ đỏ, sến mủ, chò chai, cẩm lai, dáng hương, trắc… Về động vật có 248 loài, gồm 23 loài thú, 99 loài chim, 40 loài bò sát và 19 loài lưỡng cư, 67 loài cá; trong đó có 30 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 33 loài có trong danh sách Sách đỏ IUCN-2007.
Để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) hiện có và phát triển ĐDSH trong tương lai theo hướng gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội nhằm phát triển bền vững đô thị Bình Dương, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ĐDSH đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số183/QĐ-UBND ngày 17-11-2011. Kế hoạch đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế về bảo vệ ĐDSH; bảo vệ ĐDSH trên cạn, tăng cường bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị; tăng cường bảo tồn ĐDSH ở các hệsinh thái thủy vực; bảo tồn ĐDSH trong nông nghiệp; sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên sinh vật; tăng cường năng lực về bảo vệ ĐDSH; nghiên cứu biện pháp thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu; nghiên cứu phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho bảo tồn ĐDSH.
Thực hiện Kế hoạch hành động ĐDSH của tỉnh, thời gian qua, nhiều đề tài, dự án đã được các ngành của tỉnh triển khai và hoàn thành, như bảo tồn ĐDSH và phát triển các loài động vật hoang dã có xương sống trong danh sách ưu tiên bảo tồn trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Dự án nghiên cứu quy hoạch chi tiết về quản lý, khai thác 2 khu vực quan trọng trong bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Bình Dương, đó là khu di tích rừng Kiến An, khu vực Núi Cậu theo hướng bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch; Dự án mô hình quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng rừng bền vững dựa vào cộng đồng; dự án phát triển hành lang cây xanh giao thông đô thị và liên tỉnh… Qua đó, góp phần bảo đảm ĐDSH ở Bình Dương được bảo tồn và phát triển bền vững.
P.V