Cùng doanh nghiệp vượt khó, giữ đà tăng trưởng

Thứ hai, ngày 10/08/2020

(BDO)  Kinh tế - xã hội (KT-XH) 7 tháng năm 2020 của tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan, nhưng vẫn còn đó không ít khó khăn. Thời điểm này, khi dịch bệnh Covid-19 lại có những diễn biến mới, phức tạp hơn, tiếp tục đặt ra cho doanh nghiệp (DN) bài toán khó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để có những trợ lực quan trọng, kịp thời đối với DN nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2020.

 Trong dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương nỗ lực vượt khó, duy trì sản xuất. Ảnh: TIỂU MY

 Nhiều thách thức

Trong tháng 7, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của tỉnh tăng 9,4% so với tháng trước, lũy kế 7 tháng IIP tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 2 tỷ 613 triệu đô la Mỹ, tăng 18,2% so với tháng trước, lũy kế7 tháng đạt 14 tỷ 221 triệu đô la Mỹ, tăng 0,6% so với cùng kỳ. Duy trì thặng dư thương mại đạt gần 3 tỷ đô la Mỹ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 0,8% so với tháng trước, lũy kế7 tháng tăng 10% so với cùng kỳ, ước đạt 144.000 tỷđồng.

Theo báo cáo của Sở Kếhoạch và Đầu tư, từ ngày 1-7-2020 đến ngày 15-7-2020, tỉnh đã thu hút được 343 DN đăng ký kinh doanh mới, với tổng sốvốn là 2.384 tỷ đồng và 92 DN điều chỉnh tăng vốn, với tổng sốvốn tăng thêm là 2.038 tỷ đồng. Từ đầu năm đến ngày 15-7-2020, đã thu hút được 3.360 DN đăng ký kinh doanh mới, với tổng sốvốn là 20.406 tỷ đồng và 736 DN điều chỉnh tăng vốn, với tổng sốvốn tăng thêm là 15.463 tỷ đồng.

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, hoạt động của các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh trong nửa đầu năm 2020 tương đối khó khăn, nhiều DN không hoàn thành mục tiêu đề ra, thậm chí có những DN ngừng hoạt động.

Vượt khó để phát triển

Từ đầu năm tới nay, Bình Dương đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quảđể tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Trong đó, tập trung một sốnhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN; tháo gỡ khó khăn cho các DN bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh; thúc đẩy sản xuất đối với các ngành ít chịu ảnh hưởng. Tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh, khẩn trương giải ngân cho các dự án có đủ điều kiện. Triển khai có hiệu quảnhóm các giải pháp về tài chính, tín dụng ngân hàng và thuế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN duy trì và phát triển sản xuất; duy trì lao động, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm ổn định thị trường cung, cầu hàng hóa.

Để khắc phục những tồn tại và đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH trong những tháng còn lại của năm 2020, UBND tỉnh xác định các giải pháp như: Hỗ trợ DN phát triển; tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và thu hút đầu tư nước ngoài; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho DN… Trong đó, UBND tỉnh giao cho các sở, ngành, địa phương chủ động gặp gỡ DN để tháo gỡ các vướng mắc trong thời gian sớm nhất có thể. Các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu…

Về việc thực hiện các mục tiêu phát triển trong thời gian tới, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH, bên cạnh nhiệm vụ cấp bách là đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh một cách hiệu quả, Bình Dương quyết liệt triển khai các giải pháp để từng bước khắc phục khó khăn, ổn định tình hình đời sống, tận dụng triệt để mọi lợi thếsẵn có để bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ phát triển KT-XH, duy trì tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng chủ động xây dựng những kịch bản tăng trưởng kinh tế. Trong mỗi kịch bản, tỉnh đều dự tính, dự báo tình hình cụ thể, đưa ra đối sách phùhợp, bảo đảm mục tiêu cao nhất là ưu tiên chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của năm 2020.

 NGỌC THANH