Công tác dân số: Tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
(BDO) Năm nay, Việt Nam chọn chủ đề hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11-7 là “Việt Nam - 25 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD Cairo, 1994)”. Để hiểu hơn về những kết quả thực hiện chương trình trên cũng như công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trong thời gian qua của tỉnh, phóng viên Báo Bình Dương vừa có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thấm, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh về một số vấn đề liên quan...
Khám sức khỏe cho nữ công nhân lao động tại một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện chương trình hành động trên, trong 25 năm qua, Bình Dương đã đạt được kết quả như thế nào trong công tác DS-KHHGĐ, thưa ông?
- Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân trên địa bàn, sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác DS-KHHGĐ tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng: Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 9,5% năm 1999 xuống còn 2,9% năm 2017; tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,42 con năm 1999 xuống còn 1,7 con năm 2016 (Bình Dương là một trong những tỉnh có mức sinh thấp so với cả nước và đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2003, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay); cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2016 đạt 64,1%.
Chất lượng dân số của tỉnh nhà cũng được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình của người dân đạt 75,4 tuổi; tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em giảm mạnh; dân số có sự phân bố hợp lý hơn. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về DS-KHHGĐ của các cấp, các ngành và toàn dân có nhiều chuyển biến. Mỗi cặp vợ chồng có hai con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội...
- Bình Dương hiện đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng hiện nay, Bình Dương đã có những giải pháp như thế nào, thưa ông?
- Dân số trung bình của tỉnh năm 2018 khoảng 2,2 triệu người. Bình Dương là tỉnh nhiều năm liền duy trìmức sinh thay thế, tỷlệdân lao động ngoài tỉnh đến làm việc nhiều, cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động đến nay chiếm khoảng trên 70%. Đây được xem là lợi thế cơ cấu dân số vàng, phát huy nguồn nhân lực phát triển kinh tếcủa tỉnh.
Trong thời gian qua cũng như hiện nay, ngành dân số vẫn tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý, mỗi gia đình nên cóhai con nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quá trình “già hóa dân số”. Ngoài ra, công tác dân số và phát triển được đưa vào chương trình hoạch định dài hạn của tỉnh, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, của từng ngành, từng huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh; phát huy tối đa lợi thế dân số vàng trong việc bố trí nguồn lao động
- Công tác dân số luôn là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Định hướng công tác dân số trong thời gian tới của tỉnh nhà như thế nào, thưa ông?
- Trong thời gian tới, để thực hiện thành công việc chuyển trọng tâm chính sách từ DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển, Bình Dương sẽ tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch số 4470/KH-UBND ngày 20-9- 2018 của UBND tỉnh, Chương trình hành động số 78-CTr/ TU ngày 11-5-2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10- 2017 Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới trong toàn bộ hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư. Đồng thời, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dân số và phát triển; triển khai đồng bộcác đềán nâng cao chất lượng dân số, lồng ghép các yếu tốdân số vào việc xây dựng các kếhoạch phát triển kinh tế- xãhội bảo đảm quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
- Xin cảm ơn ông!
HỒNG THUẬN (thực hiện)