Chứng cứ trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thứ năm, ngày 21/11/2024

(BDO)  Hợp đồng vay tài sản là một giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng vay tiền làmột dạng của hợp đồng vay tài sản nhưng hầu hết những bản hợp đồng được lập rất sơ sài hoặc chỉbằng lời nói giữa hai bên, khi tranh chấp xảy ra gây khókhăn cho tòa án trong việc thụlý, giải quyết vụán.

Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Hợp đồng vay tiền làhợp đồng dân sựthông dụng hình thành dựa trên sựthỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả cho bên cho vay thì bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản

Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng vay tài sản phải là các động sản. Bộ luật Dân sự năm 2015 không trực tiếp quy định cụ thể về đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên đối tượng của hợp đồng vay tài sản được xác định từ đặc điểm, tính chất của loại hợp đồng này. Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “…Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng…”. Đây là một trong những đặc điểm pháp lý quan trọng nhất của hợp đồng vay tài sản. Theo đó, số lượng và chất lượng của tài sản là hai vấn đề rất quan trọng. Do đó, chỉ có những tài sản có thể thay thế được bằng một tài sản khác cùng loại mới đủ điều kiện đem cho vay vì với loại tài sản này, các bên mới có thực hiện các hành vi giao nhận đối với nhau.

Tuy nhiên, không phải động sản nào cũng có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, ngoài các điều kiện chung về tính hợp pháp, động sản là đối tượng của hợp đồng này chỉ có thể là một khoản tiền hoặc vật cùng loại. Như vậy, các loại vật khác như vật đặc định (tranh ảnh, cổ vật…) và vật không tiêu hao (nhà ở, máy móc, trang thiết bị…) không thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, chúng chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mượn tài sản. Một đặc thù của hợp đồng vay là người vay tài sản sẽ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vay, bên vay có quyền chi phối tài sản vay với tư cách chủ sở hữu và chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn của hợp đồng (còn tiếp).

HỘI LUẬT GIA TỈNH BÌNH DƯƠNG