Chú trọng công tác “bốn tại chỗ” PCCC rừng
(BDO) Huyện Dầu Tiếng có tổng diện tích và đất quy hoạch phát triển rừng trên 3.895 ha, trong đó rừng phòng hộ có trên 3.652 ha. Mặc dù diện tích rừng không lớn nhưng thời gian qua, lực lượng chức năng ở địa phương rất chú trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường, sinh thái, làm đẹp cảnh quan, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của địa phương. Trong công tác này, lực lượng chức năng địa phương cũng đã quan tâm đúng mức trên lĩnh vực “bốn tại chỗ” phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng.
Nhằm chủ động PCCC rừng lịch sử Kiến An, lực lượng chức năng thường xuyên tập huấn, kiểm tra chất lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy
Ông Trần Quang Dũng, Phó hạt Kiểm lâm huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Trong những năm qua, với sự nỗ lực của lực lượng kiểm lâm cùng phối hợp với các ngành, các cấp, công tác quản lý, bảo vệrừng và lâm sản trên địa bàn đãdần đi vào ổn định nềnếp, hiệu quả. Qua đó, nhiều vụvi phạm Luật Bảo vệ rừng được lực lượng chức năng phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đối với công tác PCCC rừng, hàng năm chúng tôi tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo cho Ban Chỉ đạo PCCC rừng tổ chức kiện toàn Ban Chỉhuy PCCC rừng; nâng cấp, bổ sung các phương tiện chữa cháy tại cơ sở. Trong công tác này, chúng tôi luôn chú trọng công tác “bốn tại chỗ” trên lĩnh lực PCCC rừng ở địa phương”.
Các địa phương trên địa bàn huyện có rừng hưởng ứng, chấp hành xây dựng phương án bảo vệ rừng; đồng thời bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu rừng trọng điểm để tuần tra tại những nơi có nguy cơ dễ cháy trong đợt cao điểm mùa khô. Qua đó, lực lượng chức năng kịp thời phát hiện dập tắt ngay lúc đám lửa còn đang cháy nhỏ, không để cháy lan, cháy lớn.
Ông Trần Quang Dũng, Phó hạt Kiểm lâm huyện Dầu Tiếng, cho biết thêm: “Hiện nay, tình hình thời tiết đang ảnh hưởng lớn đến công tác PCCC rừng trên địa bàn huyện trong mùa khô. Với quyết tâm không để xảy ra cháy, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tăng cường tổchức tuần tra, canh gác để phát hiện sớm, kịp thời huy động lực lượng dập lửa ngay. Không để xảy ra cháy lớn, cháy lan trên diện rộng. Đặc biệt, vào thời điểm nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, chúng tôi đã ra thông báo nghiêm cấm những người không phận sự vào ra khu vực rừng, sửdụng lửa đốt ong, khai thác, xử lý thực bì, đốt lửa trái phép trong rừng vàven rừng. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm chủđộng phối hợp với các ngành chức năng ở địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất làLuật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Thường xuyên duy trì, bảo dưỡng các công trình, phương tiện và mua sắm trang thiết bị, dụng cụ PCCC rừng cần thiết; tiến hành vệ sinh rừng, làm giảm vật liệu dễ cháy, bảo đảm cho công tác PCCC rừng đạt hiệu quả”.
Thượng tá Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng Công an huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Cảnh sát PCCC Công an huyện Dầu Tiếng là đơn vị chịu trách nhiệm PCCC trên địa bàn huyện. Vì thế, chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin dự báo cháy rừng trên địa bàn toàn huyện. Cùng với đó, chúng tôi luôn duy trì chế độ trực 24/24 giờ trong suốt mùa hanh khô để kiểm soát chặt chẽ, hạn chế người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; phát hiện kịp thời điểm cháy”.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Sơn, để công tác PCCC được bảo đảm, công an phối hợp với các xã có diện tích đất rừng sinh thái hướng dẫn khách tham quan những khu vực trọng điểm cháy cao phải bảo đảm các biện pháp an toàn. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC Công an huyện Dầu Tiếng cũng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả PCCC trên địa bàn.
“Công tác quản lý, giám sát nguồn lửa, nguồn nhiệt được chúng tôi chú trọng. Thời gian qua, chúng tôi chỉ đạo cho cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với cán bộ kiểm lâm bố trí các điểm chốt chặn, trạm kiểm soát, thực hiện canh gác, bảo vệan toàn khu vực rừng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do rừng gây ra. Trong đó, chủ động thực hiện phương án “bốn tại chỗ”, không để xảy ra cháy lớn; huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ xử lý ngay khi mới phát hiện cháy rừng. Nghĩa là công tác phòng ngừa luôn được chú trọng”, Thượng tá Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng Công an huyện Dầu Tiếng cho biết.
Ông Trần Quang Dũng, Phó hạt Kiểm lâm huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Khu di tích lịch sử rừng Kiến An, xã An Lập có diện tích trên 209 ha. Nhằm bảo đảm cho công tác PCCC rừng tại khu vực này, thời gian qua, chúng tôi cũng đã xây dựng hồ dự trữ nước, bảng cấm, các tuyến đường băng cản lửa, đường tuần tra rừng; bổ sung thêm bình xịt nước... Để công tác PCCC rừng được bảo đảm, đơn vị thường xuyên phát dọn đường băng rộng gần 8m với chiều dài 4,3km được phát dọn 2 lần/năm. Vì lực lượng quá mỏng nên chúng tôi đã hợp đồng với 2 người dân địa phương đảm nhiệm trong công tác tuần tra, làm vệ sinh rừng tại rừng Kiến An. Nhờ làm tốt trong công tác này nên thời gian qua, rừng Kiến An không xảy ra sự cố cháy”. |
THANH QUANG - QUANG TÁM