Chủ tịch UBND tỉnh giải trình, làm rõ nhiều nội dung đại biểu quan tâm

Thứ bảy, ngày 16/07/2022

(BDO) Tiếp tc chương trình làm vic ti k hp th 6, HĐND tnh khóa X, sáng 15-7, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tnh y, Ch tch UBND tnh đã gii trình, làm rõ thêm mt s ni dung mà các đại biu và các T đại biu HĐND tnh quan tâm, kiến ngh.

 Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh giải trình, làm rõ thêm một số nội dung mà các đại biểu và Tổ đại biểu HĐND tỉnh quan tâm, kiến nghị

 Tại kỳ họp, UBND tỉnh cũng đã nhận được 27 ý kiến của các Tổ đại biểu và phát biểu thảo luận tại hội trường. Các ý kiến tập trung kiến nghị một số nội dung liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Trước những tồn tại, hạn chế của công tác đầu tư công trong năm 2021 và nhiều dự án trọng điểm có vốn lớn, ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh đã tập trung quán triệt, triển khai thực hiện, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt đề ra các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò của thủ trưởng các các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư; chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hàng tháng làm việc với từng chủ đầu tư, thành lập các Tổ công tác theo dõi, chỉ đạo triển khai thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm do các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh trực tiếp làm Tổ trưởng. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30-6-2022 đạt 30,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp như tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng; thẩm định giá đất kịp thời và hợp lý; chỉ đạo, phối hợp di dời các hạng mục cơ sở hạ tầng; có chính sách, chế độ đối với lực lượng lao động làm việc ở Trung tâm Phát triển quỹ đất các cấp. Các địa phương chủ động xây dựng khu tái định cư phục vụ cho công tác bồi thường, giải tỏa; điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế…

Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho người dân tại các dự án khu dân cư, nhà ở thương mại, thời gian qua công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho người dân tại các dự án khu dân cư, nhà ở thương mại được thực hiện tốt, bảo đảm người sử dụng đất được thực hiện các quyền (chuyển nhượng, tặng cho…). Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà do chủ đầu tư chưa hoàn thành một số thủ tục, chưa bảo đảm thủ tục theo quy định. UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và UBND cấp huyện chủ động rà soát tổng thể, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai, sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà cho người dân.

Chia sẻ khó khăn với ngành y tế

Đối với các nội dung liên quan ngành y tế, ông Võ Văn Minh chia sẻ hiện nay ngành y tế tỉnh và y tế cả nước đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế gánh nhiều áp lực trong công việc, nhất là các tỉnh, thành phố vừa trải qua thời gian dài căng mình chống dịch Covid-19 và ảnh hưởng tâm lý sau một số sai phạm diễn ra trong ngành y tế gần đây. Riêng tỉnh Bình Dương đã có hơn 320 nhân viên y tế công lập của tỉnh rời khỏi ngành trong 2 năm gần đây.

Trước những khó khăn nêu trên của ngành y tế, lãnh đạo tỉnh rất mong các đại biểu và cử tri đồng cảm, chia sẻ khó khăn với ngành y tế. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành y tế chủ động khắc phục những hạn chế, tồn tại theo phản ánh của các Tổ đại biểu và cử tri trong tỉnh; khẩn trương hoàn thiện đề án tổng thể phát triển ngành y tế tỉnh đến năm 2030; nghiên cứu chính sách về tiền lương, phụ cấp và các chính sách thu hút, giữ chân bác sĩ, nhân viên y tế; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu khám, điều trị bệnh của nhân dân tỉnh nhà.

Siết chặt quản lý, triệt xóa tín dụng đen

Đối với lĩnh vực nội chính, mà “nóng” nhất về tình hình tội phạm sửdụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoạt động tín dụng đen ngày càng tinh vi và phức tạp, UBND tỉnh, Công an tỉnh đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân nâng cao nhận thức, cảnh giác với loại tội phạm lừa đảo có sử dụng công nghệ cao, sử dụng không gian mạng; phổ biến các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, các phương thức thủ đoạn của tội phạm liên quan đến tín dụng đen; kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp cho vay tài chính để siết chặt quản lý, triệt xóa. UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động; đồng thời siết chặt việc quản lý tài khoản, tiến tới việc áp dụng sinh trắc học trong việc sử dụng tài khoản cá nhân thực hiện giao dịch.

Về tiến độ thực hiện và trả thẻ căn cước công dân (CCCD) cho người dân, đến nay Công an tỉnh đã tiếp nhận, thu thập trên 1,5 triệu hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD; phối hợp với Bưu điện trả được trên 1,1 triệu thẻ cho công dân. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 33.500 thẻ CCCD chưa kịp chuyển giao cho người dân. Đề nghị ngành công an tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh các trường hợp thiếu, sai sót thông tin; phối hợp cùng ngành Bưu điện khẩn trương chuyển trả thẻ CCCD sớm nhất cho người dân. Đối với các trường hợp sai thông tin, rất mong cử tri liên hệ với công an cấp xã để được hướng dẫn chỉnh sửa, cập nhật thông tin cá nhân (tên, quê quán, địa chỉ...) lên hệ thống dữ liệu dân cư.

Nhiều giải pháp hoàn thành mục tiêu năm 2022

Để hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu đề ra của năm 2022, UBND tỉnh đề ra 10 nhóm giải pháp, đồng thời chỉ đạo các sở ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp cụ thể, tích cực, hiệu quả. Cụ thể, thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai kịp thời, đầy đủ các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch; triển khai nhanh, hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất; tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu, chi ngân sách; khai thác tốt các nguồn thu, nhất là tăng thu từ nguồn lực đất đai để bổ sung đủ nhu cầu vốn đầu tư các dự án trọng điểm; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, không tăng chi thường xuyên ngoài dự toán; theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất của hộ gia đình, doanh nghiệp, tiêu dùng của người dân; chủ động nghiên cứu, đề xuất, có giải pháp hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp trước áp lực về giá, chi phí sản xuất, sinh hoạt tăng cao...

Cùng với các giải pháp nêu trên, các sở ngành, địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện các dự án có tác động liên vùng, như: Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh; phối hợp các địa phương thực hiện các dự án cầu Bạch Đằng 2 nối với tỉnh Đồng Nai; nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên sông Sài Gòn và các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, nút giao thông Phước Kiến, cầu vượt Sóng Thần kết nối với đường Phạm Văn Đồng - TP.Hồ Chí Minh.

 Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đề nghị ngành y tế nhanh chóng hoàn thiện Đề án tổng thể phát triển ngành y tế tỉnh đến năm 2030; chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19, dịch sốt xuất huyết; tiêm phủ vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân; mua sắm thuốc bảo hiểm y tế, vật tư y tế và ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, điều trị bệnh tại các bệnh viện công lập; phấn đấu đưa Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường nhanh chóng đi vào hoạt động...

 THU THẢO - ĐỖ TRỌNG