Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân lao động
(BDO) Thời gian qua với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, nữ công nhân lao động (CNLĐ) đã được tiếp cận và thụ hưởng ngày càng nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Chính những buổi tư vấn, tuyên truyền trực tiếp cho nữ CNLĐ đã góp phần làm cho họ thay đổi hành vi, bảo vệ quyền lợi, sống có trách nhiệm hơn với bản thân.
Khám sức khỏe định kỳ và tuyên truyềnchăm sóc sức khỏe sinh sản cho CNLĐ Công ty TNHH Toàn Thịnh
Sôi nổi buổi tư vấn
Ngày cuối tuần, Chi hội nhà trọ Thạnh Bình thuộc khu phố Thạnh Bình, phường An Thạnh, TP.Thuận An tập trung khá đông CNLĐ trong các khu công nghiệp. Phần lớn công nhân có mặt để tham dự buổi tư vấn SKSS cho chị em phụ nữ. Đa phần chịem còn rất trẻ, cóchị đã lập gia đình hoặc đã sống thử nhưng lại thiếu kiến thức về SKSS, kế hoạch hóa gia đình nên ảnh hưởng đến cuộc sống. Chị Dương Thùy An, công nhân thiết kếmay, quê Tiền Giang cho biết: “Công nhân sống xa nhà nên thường xảy ra chuyện nam nữ thuê phòng trọsống chung trước hôn nhân. Có một sốchị em công nhân sử dụng thuốc tránh thai không đúng theo khuyến cáo nên ảnh hưởng đến nội tiết tố, ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Hàng ngày, ngoài việc đến công ty làm việc, chị em công nhân ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin liên quan đến SKSS dẫn đến hiểu biết hạn chế về các biện pháp tránh thai, tỷ lệ có thai ngoài ý muốn cao, không hiểu biết về các quyền mình được có trong quá trình thai sản và sinh đẻ. Trường hợp của chị Nguyễn Tường Vi, công nhân may là một ví dụ. Cách đây 5 năm, chịVi mang thai nhưng không may bị hư thai ở tuần thứ 6 của thai kỳ, nghĩ không có gì nghiêm trọng nên chịvẫn đi làm bình thường mà không biết rằng mình có quyền được nghỉ dưỡng 20 ngày theo quy định nếu bị sẩy thai dưới 2 tháng tuổi. Chính sự thiếu hiểu biết đó đã khiến cho chị Vi bị những biến chứng về sau. Tuy nhiên, sau 2 năm chịđược các cán bộ công đoàn tuyên truyền về SKSS thì đã hiểu rõ và đọc vanh vách các quy định, chế độ liên quan.
Ngoài việc truyền thông, cung cấp thông tin liên quan đến SKSS, buổi tư vấn còn tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, nuôi con bằng sữa mẹ, làm thế nào để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, phát bao cao su, tờ gấp tuyên truyền về kiến thức chăm sóc SKSS.
Chung tay chăm sóc SKSS
Bình Dương hiện có khoảng 1,2 triệu lao động, trong đó lao động nữ chiếm trên 70%. Đặc biệt trong ngành da giày và dệt may, lực lượng lao động nữ chiếm trên 80%, chủ yếu là người lao động ngoài tỉnh có độ tuổi trẻ từ 18 - 28 tuổi. Những năm trước khái niệm chăm sóc SKSS vẫn còn xa lạ đối với CNLĐ thì những năm trở lại đây lao động nữ đã dần tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc SKSS. Đó là sự nỗ lực của các cấp, ngành, tổ chức và doanh nghiệp (DN) trong việc cải thiện điều kiện làm việc cho bộ phận này.
Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, LĐLĐ luôn coi trọng công tác cung cấp thông tin và chăm sóc SKSS cho nữCNLĐ. LĐLĐ tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai tới các DN về công tác truyền thông, vận động CNLĐ chấp hành tốt chính sách chăm sóc SKSS/kế hoạch hóa gia đình (KHHGÐ). Đặc biệt làviệc thực hiện một sốmô hình điểm trong KCN có nhiều đối tượng lao động nữđang trong độ tuổi sinh đẻ nhằm trang bị, cung cấp cho họ kiến thức về SKSS. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh còn chỉ đạo, định hướng cho các cấp công đoàn cơ sở đưa kiến thức về chăm sóc SKSS vào sinh hoạt định kỳ của tổ chức công đoàn. Vận động người sử dụng lao động tạo điều kiện để nữ CNLĐ tìm hiểu kiến thức về SKSS/ KHHGÐ, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền để CNLĐ hiểu quyền lợi của mình và tự nguyện tham gia”.
Thực tế thời gian qua, LĐLĐ tỉnh, Sở Y tế tỉnh cùng với các DN đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện điều kiện làm việc cho nữ CNLĐ tại các nhà máy, xí nghiệp. Đây là chìa khóa giúp DN xây dựng mối quan hệ hài hòa, tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm. Cụ thể như Công ty TNHH Toàn Thịnh (TP.Thủ Dầu Một) ngoài khám sức khỏe định kỳ cho CNLĐ, công ty còn mời các bác sĩ và chuyên gia đến khám phụkhoa và tuyên truyền về chăm sóc SKSS, KHHGĐ cho lao động nữ…
KIM HÀ