Chăm lo tốt để giữ chân người lao động
(BDO) Đảm bảo việc làm và thu nhập
Công ty TNHH Uchyama Việt Nam, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) I, có hơn 2.400 công nhân lao động (CNLĐ). Trước tình hình khókhăn chung của CNLĐ và của cả DN, công ty đã triển khai nhiều phương án, giải pháp để xử lý. Ông Nguyễn Viết Xiêm, quản lý sản xuất, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Uchyama Việt Nam, cho biết từ tháng 7, công ty đã tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, có gần 2.000 CNLĐ tham gia, số còn lại do hoàn cảnh có con nhỏ, trong khu vực phong tỏa phải tạm nghỉ việc vẫn được công ty chi trả 70% lương tối thiểu vùng. Sau đó, tháng 9-2021, công ty tạo điều kiện làm thủ tục để CNLĐ nghỉ việc ở nhà nhận gói hỗ trợ của Chính phủ…
Công nhân lao động tại Công ty TNHH Uchyama Việt Nam làm việc trong trạng thái “bình thường mới”, an tâm gắn bó với doanh nghiệp
Với CNLĐ làm việc “3 tại chỗ” ngoài việc được DN chăm lo 4 bữa ăn chính và nhẹ miễn phí (sáng, trưa, chiều tối, khuya), chỗ ngủ chu đáo sạch sẽ thoáng mát còn được hỗ trợ thêm 250.000 đồng/người/ngày, 3 hộp sữa tươi/người/ngày; mua cam vàC sủi phát cho CNLĐ uống đểtăng cường sức đề kháng… “Với nhiều nỗ lực, công ty đã khắc phục mọi khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để duy trìhoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm vàthu nhập cho người lao động. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để giữ chân người lao động ở lại gắn bó với công ty hiệu quảnhất. Nhờ vậy, công ty đãgiữ được 70% trên tổng số lao động”, ông Xiêm chia sẻ.
Nỗ lực vượt khó của Công ty TNHH Uchyama Việt Nam đã bảo đảm việc làm, thu nhập cho gần 2.000 CNLĐ, với mức thu nhập bình quân gần 20 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt hiện nay, công ty đang có nhu cầu tuyển dụng mới từ 300 đến 500 lao động. Anh Nguyễn Văn Đồng (quê HàTĩnh), công nhân bộ phận sản xuất có thời gian làm việc gắn bó với công ty hơn 10 năm qua, chia sẻ: “Không chỉ bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, công ty còn luôn không ngừng cải thiện môi trường làm việc tốt hơn để người lao động được làm việc hiệu quả và an toàn. Đây cũng là lý do đểtôi quyết định ở lại, không về quê tránh dịch, gắn bó lâu dài với công ty”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, khi Bình Dương trở vềtrạng thái “bình thường mới”, nhiều DN trong VSIP I đã chủ động sớm công bố vàthông báo kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như chính sách chăm lo để giữ chân người lao động. Theo báo cáo của Công đoàn VSIP, tính đến ngày 6-10, đã có 381 DN có tổ chức công đoàn hoạt động trở lại bình thường với tổng số 115.740 CNLĐ trở lại DN làm việc, đạt 70%.
Công đoàn đồng hành cùng DN
Trước những khó khăn của DN vàCNLĐ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Công đoàn VSIP đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ chia sẻ thiết thực. Theo đó, đơn vị đã triển khai hỗ trợ CNLĐ ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 cho 3.632 đoàn viên công đoàn, CNLĐ với tổng số tiền gần 8,5 tỷ đồng; triển khai hỗ trợ bữa ăn ca cho đoàn viên, CNLĐ đang thực hiện “3 tại chỗ” ở 338 DN với tổng số tiền gần 41 tỷ đồng. Ngoài ra, Công đoàn VSIP còn vận động các đơn vị đồng hành, từnguồn hỗ trợ của Liên đoàn Lao động tỉnh, tặng hơn 6.500 phần quà là nhu yếu phẩm đểhỗ trợ đoàn viên, CNLĐ bị ảnh hưởng dịch bệnh tại các khu nhà trọ.
Bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Công đoàn VSIP, cho biết công đoàn đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở tiếp tục chủ động phối hợp cùng DN đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đến đoàn viên và người lao động trên tinh thần không được chủ quan, lơ là; đồng thời tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại nhà máy theo thông điệp “5K” của Bộ Y tế, để bảo vệ sức khỏe người lao động và ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh cho DN. “Công đoàn đãtriển khai các gói an sinh hỗ trợ chia sẻ khó khăn với đoàn viên và CNLĐ. Chính quyền địa phương, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng đang đẩy nhanh tiến độ chi các gói hỗ trợ để đoàn viên, CNLĐ sớm nhận được, có thêm điều kiện trang trải cho cuộc sống; đồng thời sớm tổ chức tiêm vắc xin mũi 2 cho người lao động, đặc biệt là người lao động “3 tại chỗ” ở các khu công nghiệp để họ an tâm ở lại làm việc”, bà Đặng Thị Kim Chi nói.
ĐỖ TRỌNG