Bác sĩ Nguyễn Kiều Uyên, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh:

Cần nhiều giải pháp để công tác phòng chống và điều trị HIV/AIDS đạt hiệu quả hơn

Thứ sáu, ngày 01/12/2017

Ngày Thế giới phòng, chống (PC) HIV/AIDS 1-12 năm nay có chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”. Để hiểu hơn về công tác PC HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, phóng viên Báo Bình Dương vừa có cuộc trao đổi với bác sỹ (BS) Nguyễn Kiều Uyên - Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh.

(BDO)

 Công tác tuyên truyền về PC HIV/AIDS đến mọi người dân luôn được ngành chức năng quan tâm. Ảnh: H.THỦY

 - Thời gian qua, công tác PC HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được quan tâm như thế nào, thưa BS?

- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chương trình PC HIV/AIDS tại Bình Dương không ngừng được đầu tư về mọi mặt. Về mặt tổ chức, tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo PC tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệan ninh Tổ quốc (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138). Đây là một tổ chức liên ngành có chức năng giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo phối hợp công tác PC tội phạm, ma túy, mại dâm, AIDS, văn hóa phẩm độc hại và PC buôn bán người... Bên cạnh đó, nhiều văn bản chỉ đạo cótính chiến lược khác cũng được ban hành như: “Chiến lược Quốc gia PC HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”. Văn phòng Chính phủcũng đã có Văn bản số 2488/VPCP-KGVX ngày 11-4-2016 chỉ đạo, giao cho các Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm huy động các nguồn kinh phí để bảo đảm 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT.

Hàng năm, tỉnh đều tổ chức 2 sự kiện lớn là Tháng hành động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào tháng 6 vàTháng chiến dịch truyền thông PC HIV/AIDS hưởng ứng Ngày quốc tế PC HIV/AIDS 1-12. Ngoài ra, còn triển khai chương trình bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, phong trào “Toàn dân tham gia công tác PC HIV/AIDS”… Kinh phí đầu tư cho các hoạt động PC HIV/AIDS cũng được bảo đảm thông qua việc UBND tỉnh phê duyệt Đề án bảo đảm tài chính cho hoạt động PC HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp to lớn và tích cực của các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nước trong việc phối hợp hoạt động, đặc biệt là trong công tác truyền thông, vận động quần chúng nhân dân tham gia vào công tác PC HIV/AIDS với nhiều hình thức như: Xét nghiệm HIV sớm, tiếp cận sớm các dịch vụliên quan đến chăm sóc, điều trị HIV/AIDS đa dạng, phong phú nhằm đẩy lùi, ngăn chặn sự gia tăng người nhiễm HIV/AIDS mới.

- Mặc dù đã có nhiều giải pháp trong việc PC HIV/AIDS nhưng theo số liệu thống kê cho thấy, số ca nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn còn tăng cao. Vì sao lại có sự gia tăng này, thưa BS?

- Số ca nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn còn tăng cao một phần là do hiệu quả tích cực của công tác tư vấn xét nghiệm tựnguyện, việc triển khai tư vấn xét nghiệm HIV lưu động tại cộng đồng qua các nhóm hoạt động cộng đồng (CBO) đã thu hút được nhóm người có nguy cơ nhiễm HIV trong cộng đồng tự nguyện xét nghiệm để biết tình trạng nhiễm. Dịch vụnày góp phần tăng cường hoạt động xét nghiệm sàng lọc HIV, giúp những người tìm đến dịch vụthực sựcảm thấy an tâm, thoải mái khi sử dụng dịch vụ, xóa đi rào cản kỳ thị và tự kỳ thị. Đây làmột trong những mục tiêu quan trọng đầu tiên của công tác PC HIV/AIDS nhằm đạt được tỉ lệ 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình để ý thức việc tăng cường sức khỏe cho bản thân cũng như phòng tránh cho người thân và xã hội.

Bên cạnh đó, hiệu quả của việc điều trị ARV sẽ kéo dài thời gian sống của bệnh nhân HIV. Do đó, tỷ lệhiện nhiễm HIV sẽ vẫn cao và có nhiều người cần được chăm sóc, điều trị HIV/AIDS hơn. Việc mở rộng các cơ sở điều trị cũng như các nguồn lực khác làyêu cầu được đặt ra để sẵn sàng đáp ứng với việc gia tăng số người cần chăm sóc và điều trị HIV. Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 phòng khám ngoại trú(OPC) điều trị ARV, 4 phòng tư vấn xét nghiện HIV (VCT) và 2 cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone... đã làm cho người nhiễm HIV sớm và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, giảm dần sự kỳ thị hơn.

- Để công tác PC và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả ngày càng cao hơn, cần có những giải pháp nào, thưa BS?

- Theo tôi cần ưu tiên các giải pháp sau: Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể, quán triệt Chỉ thị 54-CT/TW về “Tăng cường công tác lãnh đạo PC HIV/AIDS trong tình hình mới”; Luật PC HIV/AIDS; thực hiện “Phong trào Toàn dân tham gia PC HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; duy trì và nâng cao chất lượng công tác PC HIV/AIDS tại các xã, phường trọng điểm.

Song song đó, cần rà soát, điều chỉnh chiến lược PC HIV/AIDS của tỉnh từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030. Triển khai và thực hiện tốt Đề án “Bảo đảm tài chính hoạt động PC HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020” và các dự án từ nguồn viện trợ hiện có. Triển khai có hiệu quả kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone theo Kế hoạch số 917/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 1-4-2014; cólộtrình mở rộng thêm điểm/cơ sở điều trị nghiện mới. Bảo đảm duy trì có hiệu quả các dịch vụ dự phòng, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đang triển khai tại tỉnh. Huy động các nguồn lực để phấn đấu 100% người nhiễm HIV quản lý có thẻ BHYT, tiến tới chi trả tiền khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV qua BHYT nhằm bảo đảm tính ổn định cho lâu dài. Sau cùng là cần sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập trong các quy định hiện hành liên quan về PC HIV/AIDS để thực hiện tốt hơn và đồng bộ trong toàn hệ thống.

- Xin cảm ơn BS!

HỒNG THUẬN (thực hiện)