Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề
(BDO) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Mô hình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; đưa học viên đến thực hành tại doanh nghiệp (DN); kết nối đào tạo theo nhu cầu của DN… đang trở thành xu hướng được nhiều cơ sở GDNN quan tâm.
Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore được học lý thuyết kết hợp thực hành
Đổi mới từ cơ sở
Giúp học viên nắm vững kiến thức, nâng cao tay nghề, trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một) đã chú trọng gắn lý thuyết với thực hành. Thời gian thực hành của các ngành đạt tỷ lệ trên 50% so với khối lượng toàn khóa. Nhà trường cũng đã chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để học viên hiểu một cách nhanh nhất. Đây cũng là cách làm mà các cơ sở GDNN đang hướng tới. Em Lê Thị Loan Anh, học viên của trường tâm sự: “Trường đã đổi mới giảng dạy bằng việc cho thực hành nhiều hơn, áp dụng mô hình công nghệ mới vào giảng dạy để khi ra trường học sinh có thể làm việc ngay, không cảm thấy sự chênh lệch giữa thực tế và việc học lý thuyết tại trường”.
Đối với trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore, ngoài đổi mới nội dung giảng dạy, đào tạo trong trường, nhà trường còn phối hợp với các DN để cho sinh viên thực hành. Trường triển khai thực hiện chương trình đào tạo theo tính linh hoạt có thể vừa học lý thuyết tại trường vừa thực hành, tập thực hành tốt nghiệp tại DN nhằm sớm giúp người học tiếp cận công nghệ, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động; đồng thời tạo mối liên hệ giữa DN và nhà trường trong công tác đào tạo gắn bó thêm sâu rộng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Theo con số thống kê, trường tiếp nhận 180 DN về thực tập sản xuất và tuyển dụng lao động. Ông Trần Hùng Phong, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đối với các cơ sở dạy nghề nếu như không thay đổi sẽ khó tồn tại. Đối với trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore, trường đã mạnh dạn đổi mới, đưa vào giảng dạy các nghề xã hội đang cần. Bên cạnh đó, trường còn ký kết đào tạo nghề cho DN. DN sẽ đăng ký học nghề cho người lao động để nâng cao tay nghề. Thời gian tới, trường sẽ tiếp tục xây dựng chương trình DN trong nhà trường. Trường sẽ dành quỹ đất để DN mở xưởng chuyển giao công nghệ, đào tạo việc làm chính sinh viên của mình. Các em được thực hành nhiều sẽ không bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường công nghiệp.
Thay đổi phù hợp với xu thế chung
Những năm gần đây, cụm từ“cách mạng công nghiệp lần thứ4” được nhắc đến ngày một nhiều hơn ởcác trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, bởi đây làmôi trường đào tạo nguồn nhân lực cho xãhội. Bản thân các trường vàsinh viên, học viên lànhững đối tượng chính chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp này. Các em sinh viên, học viên đãchủđộng hơn trong học tập, nghiên cứu các xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ4, đồng thời trang bịthêm kỹnăng đểcóđủkhảnăng “giành” việc trong tương lai.
Các cơ sở GDNN đãvàđang thay đổi từng bước chương trình, trang thiết bịđào tạo cho phùhợp với xu thếchung. Theo ghi nhận của chúng tôi, các cơ sở GDNN đã tập trung tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; tăng cường đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề phù hợp, linh hoạt, chủ yếu tập trung dạy thực hành và thực hiện tại nơi sản xuất. Các cơ sở GDNN đã ưu tiên đào tạo những ngành nghề xã hội đang cần để sau khi ra trường học viên có việc làm ngay. Xác định việc gắn kết với DN trong hoạt động GDNN có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, hầu hết các cơ sở GDNN đều cóphòng quan hệquốc tếhoặc cán bộ phụ trách với nhiệm vụgắn kết với DN đểlàm cầu nối đáp ứng nhu cầu sử dụng đào tạo của DN vàngười học nghề. Đây cũng là cơ hội, động lực để các học viên, sinh viên sau khi ra trường tìm được việc làm ổn định, lương cao.
Ông Võ Đông Duy, Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết so với trước đây, khó khăn trong công tác đào tạo nghề ở tỉnh là việc phần lớn người dân và học sinh đều có tư duy là thích làm “thầy” hơn là “thợ” nên luôn chọn đại học mà không chọn các trường nghề dẫn đến tình trạng “thừa thầy - thiếu thợ”. Để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo tỉnh đã đề nghị các ban, ngành, địa phương và các trường học cần tăng cường tuyên truyền đến mọi người vai trò của việc học nghề; đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao sự phối kết hợp giữa cơ sở GDNN và DN.
Từ sự đổi mới đó mà hiện nay các cơ sở GDNN trong tỉnh đã đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Những sinh viên, học viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp đã tự tin trong công việc, hòa nhập nhanh với môi trường làm việc, góp phần đưa tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển.
THIÊN LÝ