Bình Dương vẫn là nơi “đất lành” với lao động xa quê

Thứ hai, ngày 04/10/2021

(BDO) Muôn nẻo đường hồi hương

Những tháng qua, dịch bùng phát mạnh, đời sống người lao động, nhất là người lao động xa quê ở trọ gặp nhiều khó khăn do thất nghiệp, giảm thu nhập, thiếu lương thực, thực phẩm. Và, họcòn cócả tâm lý lo lắng, bất an vì nguy cơ mất việc làm, bị nhiễm bệnh, kể cả khi tham gia làm việc “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm”... nên tâm lý chung của họ là trở về quê hương. Vì vậy, thời gian qua, đã có những chuyến xe đón người lao động trở về quê hương thông qua việc đăng ký với tỉnh tiếp nhận.

Công an phường Thuận Giao, TP.Thuận An tặng quà và vận động công nhân lao động yên tâm ở lại cùng chống dịch, chuẩn bị trở lại công ty, xí nghiệp để làm việc nhằm ổn định thu nhập và đời sống. Ảnh: THANH QUANG

Theo quy trình, để được về quê, người dân sẽ đăng ký với địa phương nơi mình cư trú. Khi địa phương đồng ý tiếp nhận sẽ gửi công văn phối hợp, danh sách về cho Sở Lao động - Thương bình và Xã hội. Sau đó, sở sẽ gửi văn bản chỉ đạo về các huyện, thị, thành phố và người dân được tiến hành xét nghiệm Covid-19 trước khi lên xe. Tuy nhiên, số người được xem xét tiếp nhận về quê không nhiều. Vì vậy, nhiều người có tâm lý... đi đại, biết đâu được về. Như trường hợp của gia đình anh Võ Văn Út, quê ở An Giang là một điển hình. Gia đình anh hiện đang tạm trú ở phường Tân Hiệp (TX.Tân Uyên). Gia đình anh bị mắc Covid-19, trở về phòng trọ sau thời gian cách ly. Hết tiền, vợ chồng anh lại trong tình trạng thất nghiệp. Gia đình anh quyết định về quê, mặc dù chưa đăng ký theo quy trình, chưa được tỉnh An Giang tiếp nhận. Mới đi tới địa bàn phường Phú Mỹ (TP. ThủDầu Một), gia đình anh đã bị lực lượng Tổ lưu động của phường phát hiện buộc trở lại phường Tân Hiệp. Tuy nhiên, thấy hoàn cảnh đáng thương của gia đình anh Út, lãnh đạo phường Phú Mỹ đã hỗ trợ 1 triệu đồng cùng nhiều nhu yếu phẩm khác; đồng thời vận động gia đình anh trở lại phường Tân Hiệp tìm việc làm mới, nếu muốn về quê phải đăng ký đúng theo quy trình.

Vấn đề đặt ra là ngay cả khi được địa phương tiếp nhận thì với người lao động liệu về quê lúc này có phải là giải pháp tốt nhất hay không, bởi họ từng rời quê hương để lên Bình Dương tìm việc làm. Trong khi đó, Bình Dương đã trở về trạng thái “bình thường mới”, các DN bắt đầu hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, tỉnh đãvà đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ người lao động xa quê.

Còn trường hợp của anh Nguyễn Hiền ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cũng vậy. Khi Bình Dương cho người dân lưu thông liên huyện “vùng xanh”, anh khăn gói chạy về quê. Tuy nhiên, về đến địa phận tỉnh Bình Phước, anh buộc quay đầu vì không đủ điều kiện vào địa bàn tỉnh này. Nhà trọ đã trả, anh thành người vô gia cư, phải sống nhờ phòng trọ của người bạn.

Cả hai trường hợp gia đình anh Út, anh Hiền đều không về được quê. Và không riêng hai trường hợp này, hiện nay trên mạng xã hội, rất nhiều người hỏi về việc sau ngày 30-9 có về quê được không? Và nhiều người còn rủ nhau thành lập hội về bằng xe máy. Theo thông tin hiện nay, các tỉnh không tiếp nhận người dân về quê tự phát. Do đó, nhiều trường hợp phải quay đầu hoặc sống vật vờ tại các vùng giáp ranh với hy vọng tỉnh sẽ mở cửa cho về.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngay cả khi được địa phương tiếp nhận thì với người lao động, liệu về quê lúc này có phải là giải pháp tốt nhất hay không? Bởi họ từng rời quê hương để lên Bình Dương tìm việc làm. Trong khi đó, Bình Dương đãtrở về trạng thái “bình thường mới”, các DN bắt đầu hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, tỉnh đã và đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ người lao động xa quê.

Nghĩa tình và trách nhiệm

Được biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh như hỗ trợ tiền nhà trọ (300.000 đồng/ người) và lương thực thực phẩm cho công nhân khó khăn ở trọ (500.000 đồng/người)... Tỉnh đã tập trung triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách hỗ trợ DN theo Nghị quyết 105 của Chính phủ về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Bên cạnh đó, nhằm tiến tới chăm sóc kịp thời sức khỏe người dân và người lao động, tỉnh đã thành lập 142 trạm y tế lưu động tại 100% xã, phường, thị trấn và hiện nay đang tiến hành thành lập tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

3

Lãnh đạo phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm cho gia đình anh Võ Văn Út

Về phía các chính sách chăm lo của tổ chức công đoàn, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, cho biết với tinh thần sát cánh với người lao động, Công đoàn Bình Dương đã tích cực, đồng hành cùng các cấp, các ngành chia sẻ khó khăn với DN và tập trung chăm lo, hỗ trợ và bảo vệ đoàn viên, người lao động với 253.386 người lao động thụ hưởng với tổng kinh phí 252 tỷ đồng.

Cụ thể, được sự đồng ý của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh đã sử dụng tài chính công đoàn tích lũy nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động thông qua việc đóng góp chung vào gói hỗ trợ của tỉnh với kinh phí là 65 tỷ đồng; thực hiện miễn đóng đoàn phí đối với đoàn viên có mức lương thấp; lùi đóng kinh phí với các DN gặp khó khăn; chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động và lực lượng tuyến đầu chống dịch tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng cho trên 1 triệu lượt đoàn viên, người lao động thụ hưởng.

Ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, Bình Dương đãxây dựng một số chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh như hỗ trợ tiền nhà trọ (300.000 đồng/người) và lương thực thực phẩm cho công nhân khó khăn ở trọ (500.000 đồng/người)... Tỉnh đãtập trung triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách được tổ chức công đoàn ban hành như hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động trong khu cách ly, phong tỏa, F1, F0, tử vong được hỗ trợ tối đa từ 500.000 đến 3 triệu đồng; hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chất lượng bữa ăn cho y, bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện với mức 1 triệu đồng/ người... Đến nay, các cấp công đoàn Bình Dương đã chi với số tiền 42 tỷ đồng. Đặc biệt, nhằm chia sẻ khó khăn với DN khi thực hiện “3 tại chỗ”, LĐLĐ tỉnh đã xin chủ trương và được sự chấp thuận của Tổng LĐLĐ Việt Nam để chi hỗ trợ bữa ăn cho công nhân lao động tham gia “3 tại chỗ” với số tiền 1 triệu đồng/người, đến nay Công đoàn Bình Dương đã hỗ trợ tại 1.637 DN, với tổng số tiền gần 150 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp công đoàn đã kịp thời thăm hỏi, động viên và chia sẻ khó khăn đối với các gia đình công nhân lao động đang cách ly, điều trị và có người thân tử vong do Covid-19; thăm và hỗ trợ việc học tập cho con em công nhân khó khăn...

Đặc biệt, những “Chuyến xe nghĩa tình” do LĐLĐ tỉnh thực hiện với sự góp sức của các tình nguyện viên hỗ trợ công tác vận chuyển đã lăn bánh đến với công nhân lao động khó khăn tại nhiều khu phong tỏa, khu nhà trọ trên địa bàn. Chuyến xe nghĩa tình chứa đựng tình cảm, sự sẻ chia của cán bộ công đoàn, của các tổ chức, DN, nhà hảo tâm đến người lao động. Theo đó, hàng trăm tấn hàng hóa nhu yếu phẩm đến với người lao động lúc này không chỉ là sự hỗ trợ kịp thời, ý nghĩa từ các tổ chức, DN, cá nhân mà còn là tấm lòng của người cán bộ công đoàn với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn cho người lao động.

Bình Dương đãtrở lại trạng thái ‘bình thường mới”, vẫn sẽ là nơi “đất lành” cho những lao động xa quê. Người lao động nên yên tâm ở lại để cùng nhau vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống trở lại.

THU THẢO

Từ khóa: