Bình Dương, đất lành cho quả ngọt

Thứ ba, ngày 03/01/2017

(BDO) Trải qua 20 năm tái lập và phát triển, Bình Dương đã vươn lên tầm cao mới, là một trong những trung tâm phát triển năng động của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những vùng đất mưa bom bão đạn năm xưa như: Địa đạo Tam giác sắt, Chiến khu Đ, Chiến khu Vĩnh Lợi, Chiến khu Thuận An Hòa… nay đã thay da đổi thịt, hình thành những đô thị kiểu mẫu, sầm uất. Đường giao thông kết nối liền mạch liên tỉnh, thông suốt, Thành phố mới Bình Dương trở thành điểm sáng của cả nước… Đẹp quá Bình Dương ơi!

Một góc đô thị công nghiệp trong Khu liên hợp Công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương Ảnh: Q.CHIẾN

Công nghiệp làm nền tảng

Tỉnh Bình Dương được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997 trên cơ sở tách tỉnh Sông Bé thành tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã chủ động, sáng tạo, quyết tâm xây dựng quê hương Bình Dương ngày càng giàu đẹp. Nếu như năm 1997, Bình Dương vẫn còn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé thì nay Bình Dương đã trỗi dậy mạnh mẽ nhờ các chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ… Từ đó đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào Bình Dương. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh đã thu hút được 25.354 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với tổng vốn hơn 188.000 tỷ đồng và 2.827 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 25,7 tỷ USD.

Giai đoạn 1996-1997, Bình Dương chỉ mới sơ khai 2 KCN Sóng Thần, Việt Nam - Singapore thì đến nay Bình Dương đã có tới 28 KCN và 10 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 11.000 ha, phân bố đều trên địa bàn toàn tỉnh. Việc thành lập các khu, cụm công nghiệp đã giúp cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đưa Bình Dương trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao so với cả nước. Cụ thể giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 ước đạt 250.287 tỷ đồng, tăng hơn gấp 60 lần so với năm 1997. Bình quân thời kỳ 1997-2016 ước giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,4%/năm, trong đó tăng cao nhất là giai đoạn 2001-2005, tăng 35%/năm. Giai đoạn 2006-2010, tuy gặp nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế thế giới (năm 2008 và 2009), nhưng sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân tăng 16,7%/năm.

Bình Dương luôn lấy công nghiệp làm nền tảng, là khâu đột phá mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN gắn với đô thị hóa. Bình Dương luôn xác định đầu tư phát triển toàn xã hội là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1997-2016, tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 513.818 tỷ đồng. Năm 2016 ước đạt 78.500 tỷ đồng, gấp 25,7 lần năm 1997, gấp 5,8 lần năm 2005. Bình quân giai đoạn 1997-2016 ước tăng 18,6%/năm. Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm về giao thông, bệnh viện, trường học, điện lưới, bưu chính viễn thông, khu đô thị, khu dân cư... trong đó nổi bật nhất là Thành phố mới Bình Dương. Sau 4 năm xây dựng thành phố mới đã trở thành một khu đô thị văn minh, hiện đại, góp phần tạo điểm nhấn quan trọng, tác động trực tiếp cho thành phố Thủ Dầu Một xứng tầm là đô thị loại II.

Từ công nghiệp phát triển, thương mại - dịch vụ ở Bình Dương cũng phát triển mạnh theo thời gian, đúng định hướng chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ. Nếu như năm 1997, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 13.771 tỷ đồng thì năm 2010 đạt 45.503 tỷ đồng, năm 2016 đạt 143.318 tỷ đồng. Bình quân thời kỳ 1997-2016 tăng bình quân trên 20%/năm. Tỉnh đã mạnh dạn kêu gọi đầu tư các công trình phục vụ hoạt động thương mại - dịch vụ khang trang, hiện đại. Nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị lớn được xây dựng và đưa vào hoạt động như: Trung tâm Thương mại Aeon Mall, Lotte Mart, Trung tâm Thương mại Becamex, Big C, Coop Mart, Metro... Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được hiện đại hóa đã góp phần nâng cao chất lượng các hình thức kinh doanh, mua sắm, vui chơi giải trí…

Hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tư đồng bộ

Trong những năm qua, Bình Dương đã nỗ lực xây dựng đường giao thông nối liền các vùng công nghiệp, các cụm cảng hàng hóa, các khu đô thị và khu dân cư trong và ngoài tỉnh phục vụ tích cực cho nhu cầu vận chuyển, du lịch và dân sinh. Nhiều trục đường chính như quốc lộ 13, ĐT745, ĐT743, quốc lộ 1K, đường Mỹ Phước - Tân Vạn… được tỉnh đầu tư đã tạo ra một hệ thống giao thông hoàn chỉnh như một điểm sáng trong cả nước về hạ tầng giao thông, thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, đi lại cho người dân và nhà đầu tư gần xa. Nếu trước đây, vùng đất Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dầu Tiếng nổi tiếng với những chiến tích oanh liệt lập nên một Chiến khu Thuận An Hòa hiên ngang, một Tam giác sắt oai hùng, một Chiến khu Đ vang vọng, một Chiến khu Vĩnh Lợi ngoan cường thì hiện nay những vùng đất này đã thay đổi diện mạo như một phép màu. Những công trình lớn đã mọc lên, thu hút hàng ngàn lao động khắp nơi về Bình Dương làm ăn, sinh sống lâu dài.

Con số trên 900.000 lao động khắp nơi đổ về Bình Dương lập nghiệp cho đến nay như một minh chứng sống động, Bình Dương là “vùng đất vàng” của sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa đến nhiều lĩnh vực khác. Tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để làm tốt công tác an sinh xã hội, huy động nhiều nguồn lực để chăm lo cho các đối tượng chính sách, xã hội, thực hiện các chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ tiền điện, kêu gọi các thành phần kinh tế xây dựng các công trình nhà ở an sinh xã hội... Tất cả những điều đó đã tạo ra một thương hiệu Bình Dương đáng sống, là nơi đến của nhà đầu tư, người lao động khắp nơi trong và ngoài nước.

Hướng về nhân dân hành động

Những thành tựu của Bình Dương 20 năm phát triển là do Đảng bộ Bình Dương luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm. Đảng bộ đã kiên định, vững vàng trước mọi thách thức, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo đưa sự nghiệp đổi mới của tỉnh tiến lên. Để có được sự phát triển toàn diện từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến nhiều lĩnh vực khác, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đã vận dụng sáng tạo thiên thời, địa lợi, nhân hòa, vận động sức mạnh toàn dân cùng đoàn kết, nhất trí một lòng. Bài học lớn hơn cả là lãnh đạo tỉnh Bình Dương có tầm nhìn quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt, xây dựng được quy chế điều hành hiệu quả, mạnh dạn đầu tư những dự án trọng điểm của tỉnh về giao thông, đô thị gắn với quy hoạch vùng.

Trong lần đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Bíthư Nguyễn PhúTrọng đã khen ngợi Bình Dương phát triển công nghiệp tốt, lãnh đạo tỉnh biết vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước vào sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thịhóa của tỉnh. Tổng Bí thư cho rằng, cái hay của Bình Dương làđãgắn KCN, khu đô thịvới liên kết vùng, cách làm rất sáng tạo. Bình Dương cómột chủtrương nhất quán, đặc biệt làchương trình chăm lo đời sống xãhội, chăm lo nhàởvàcác chính sách an sinh xãhội cho công nhân lao động. Biết quan tâm đến người dân, huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị để hành động. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Bình Dương luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, tập trung khai thác lợi thế, tiềm năng vềvịtríđịa lý, tài nguyên đất đai, phát huy nhân tốcon người… đểđưa một tỉnh nghèo với cơ sởhạtầng lạc hậu, cóđiểm xuất phát thấp vềtrình độphát triển kinh tếtrởthành một địa phương đi đầu vềphát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ trong Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam và cả nước.

 

 HỒ VĂN

 

 

Từ khóa: