Bệnh sởi - biết đúng để phòng tránh: Những biến chứng thường gặp của bệnh sởi
Kỳ 1: Những biến chứng thường gặp của bệnh sởi
Theo số liệu từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 9 tháng năm 2014, số ca mắc bệnh sởi điều trị tại đây là 1.214 ca. Trong khi đó, năm 2013 chỉ có 2 ca mắc bệnh sởi. Đây là điều đáng lo ngại. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông sâu rộng trong cộng đồng để người dân quan tâm và hiểu thêm về bệnh này. Chúng tôi đã phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh về những vấn đề liên quan đến bệnh sởi.
Hàng năm, cứ vào dịp cuối mùa đông đầu xuân là thời điểm mà bệnh sởi có cơ hội phát triển. Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ em (chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi), nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh sởi. Bệnh sởi lây lan nhanh trong cộng đồng, nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị các biến chứng.
Các biến chứng của bệnh sởi xảy ra chủ yếu ở đường hô hấp. Biến chứng viêm thanh quản hay gặp hơn và có thể gặp ở các giai đoạn của bệnh sởi. Ở giai đoạn sớm, là do virút sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban, biến chứng viêm có thể mất theo nốt ban. Ở giai đoạn muộn là do bội nhiễm (vi khuẩn hay gây bội nhiễm cho người bệnh sởi là tụ cầu, liên cầu, phế cầu...), xuất hiện sau mọc ban. Người bệnh có cơn khó thở, thở có tiếng rít do co thắt thanh quản. Nếu do bội nhiễm thường nặng hơn: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
Viêm phế quản, thường do bội nhiễm và xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Người bệnh có biểu hiện sốt trở lại, ho nhiều; thở mệt nhọc nghe như có tiếng rít hoặc tiếng ngáy.
Viêm phế quản - phổi cũng là biến chứng do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn hơn sau khi sởi mọc ban. Người bệnh có biểu hiện nặng: sốt cao, khó thở, tiếng thở nặng nhọc, khò khè; đối với trẻ nhỏ dấu hiệu khó thở như cánh mũi phập phồng, ngực co kéo. Biến chứng này rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Biến chứng viêm tai giữa cũng có thể xảy ra khi trẻ bị sởi. Trẻ đột ngột sốt cao 39 - 400C trở lại, thểtrạng mệt mỏi, khóngủ, sút cân... cóthểco giật, mệt lả, thường kèm rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy), sau đó đau tai: trẻ lớn sẽ mô tả được như đau tai dữdội ngày càng tăng, đau sâu trong tai, đau lan ra vùng thái dương vàsau tai làm cho trẻ không ngủđược; đối với trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, bỏăn, bỏbú, trẻvật vã, co giật, tay ngoáy vào tai đau, hoặc lắc đầu. Nếu không nghĩ đến để điều trị, thường vào ngày thứ4 có thể chảy mủ tai. Khi đó, các dấu hiệu giảm dần, hết đau tai, nhiệt độtoàn thân giảm, em béchịu chơi, hết quấy khóc nhưng để lại di chứng viêm tai giữa mãn hoặc biến chứng viêm tai xương chũm.
Biến chứng thần kinh ít gặp hơn nhưng đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, gây tử vong và di chứng cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Như vậy, khi trẻ bị sởi thì việc cha, mẹ phải nhận biết các dấu hiệu trở nặng cũng như theo dõi sát các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng của sởi để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời rất quan trọng, giảm tối đa các di chứng về sau cho trẻ. (Còn tiếp)
(BDO) Kỳ 2: Lợi ích của việc tiêm vắcxin phòng sởi
HƯƠNG CẦN