Bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử

Thứ năm, ngày 27/06/2019

(BDO) Với ý nghĩa bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử, thời gian qua, Phú Giáo luôn quan tâm tổ chức các hội thi, thành lập mạng lưới các câu lạc bộ đờn ca tài tử - cải lương (CLB ĐCTT-CL) ở tận các xã, thị trấn. Hoạt động này không chỉ có sức hút kêu gọi lớp trẻ đến với loại hình nghệ thuật truyền thống mà còn góp phần bảo tồn di sản quý giá của dân tộc.


C
c ti tử đờn, tài tca tham gia hội thi ĐCTT-CL “Hương la vng” huyện PhGio

Từ một CLB tiêu biểu

Được thành lập từ năm 2017, đến nay CLB ĐCTT-CL có hơn 25 thành viên. Các thành viên tuy mỗi người mỗi nghề nhưng họ đến với CLB bằng niềm đam mê ca hát. Định kỳ vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, CLB lại tổ chức sinh hoạt, giao lưu với các tài tử ca, tài tử đờn ở trung tâm văn hóa của 11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Từ những buổi sinh hoạt, các thành viên có dịp trau dồi giọng hát làm cho ngón đờn, lời ca trở nên du dương, trầm bổng hơn. Không chỉ rèn luyện, CLB còn đào tạo, chiêu sinh những người trẻ đam mê bộ môn nghệ thật này. Đặc biệt, một số thành viên nòng cốt còn hỗ trợ, truyền nghề, thúc đẩy phong trào ĐCTT phát triển. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa bảo tồn và phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Ngoài mục đích tập hợp những anh chị em nghệ nhân, nghệ sĩ có niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật cải lương, CLB còn đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh các buổi sinh hoạt định kỳ, CLB còn phục vụ văn nghệ vào các dịp lễ, tết, các sự kiện lớn của địa phương.

Tài tử Nguyễn Bảo Trung, Phó Chủ nhiệm CLB ĐCTT-CL Trung tâm Văn hóa huyện Phú Giáo, cho biết: “Thời gian qua, hoạt động của CLB ĐCTT-CL Trung tâm Văn hóa huyện là sân chơi rất bổ ích, lành mạnh được bà con ủng hộ nhiệt tình. Qua những buổi sinh hoạt, các thành viên được cọ xát, nâng cao trình độ, bồi dưỡng những giọng ca có tiềm năng, làm phong phú thêm lực lượng kế thừa bộ môn ĐCTT-CL. Hiện CLB chỉ có vài loại nhạc cụ như ghi ta phím lõm, đàn sến, đàn kìm, đờn cò… nhưng các nghệ sĩ miệt vườn vẫn luôn tự tin giữ lửa, cất cao giọng hát, thả hồn qua từng câu hò, điệu lý bằng những tình cảm dạt dào, sâu lắng”.

Bo tồn vpht huy giá trị nghệ thuật

Hiện nay có nhiều loại hình vui chơi giải trí, nhưng phong trào ĐCTT-CL vẫn được lưu truyền, góp mặt trong các buổi sinh hoạt trong cộng đồng dân cư. Tuy không phải là cái nôi của ĐCTT-CL nhưng Bình Dương nói chung, huyện Phú Giáo nói riêng được đánh giá là địa phương có phong trào ĐCTT-CL phát triển nhờ sự đam mê của các tài tử lưu truyền cho các thế hệ. Đằng sau lời ca, tiếng hát ngọt ngào là câu chuyện vui buồn của những nghệnhân tài tử đờn, tài tửca tâm huyết với bộ môn nghệ thuật này. Thực tếqua tìm hiểu, hiện nay việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT-CL trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn, do nghệ nhân nòng cốt đã lớn tuổi, việc truyền dạy cho thế hệ trẻ chưa nhiều. Hơn nữa, các CLB ĐCTT-CL gặp khó trong công tác vận động xã hội hóa…

Khắc phục những khó khăn này, những năm qua huyện đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật dân gian. Cụ thể, hàng năm huyện thường xuyên tổ chức hội thi ĐCTT-CL “Hương lúa vàng” nhằm tạo điều kiện cho người dân trong huyện có sân chơi giải trí lành mạnh. Những câu chuyện về tình yêu, quê hương, đất nước được tái hiện qua giọng hát ngọt ngào của các nghệ nhân đã thu hút đông đảo khán giả làngười dân trong huyện đến xem hát. Cùng với hội thi, Huyện ủy, UBND huyện còn quan tâm thành lập mạng lưới CLB ĐCTT-CL ở 11 xã, thị trấn. Ông Lý Thành Vinh, Phó phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Giáo, cho biết sau những giờ lao động vất vả, người dân đến với CLB như một loại hình giải trí, quên đi bao khó khăn, nhọc nhằn của cuộc sống. Hoạt động của các CLB mang ý nghĩa giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, đúng như tinh thần của Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

 KIM HÀ