Bảo đảm nguồn điện phục vụ phát triển
(BDO) Trong quý I-2017, sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng. Ngành điện cũng đã đầu tư hệ thống hạ tầng đúng theo quy hoạch nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy, theo đánh giá, hiện nay việc triển khai thi công một sốcông trình điện trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ đấu nối các công trình điện.
Công trình điện do Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đầu tư trên địa bàn tỉnh Ảnh: D.CHÍ
Gỡ khó về mặt bằng thi công công trình
Tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm mới đây, ông Nguyễn Văn Hợp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2017, tổng công ty đã tiết kiệm được trên 51 triệu kWh điện; sửa chữa lớn 62 công trình, tổng trị giá gần 35 tỷ đồng; sản lượng điện thương phẩm ước đạt trên 10,95 tỷ kWh, tăng trên 1 tỷ kWh so với cùng kỳ năm 2016. Từ nay đến cuối năm, tổng công ty sẽ bốtrí khoảng 579 tỷ đồng để đầu tư các công trình điện trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu sẽ hoàn thành đóng điện 17 công trình lưới điện 110kV và 30 công trình lưới điện phân phối. Trong giai đoạn 2016-2020, đơn vịtiếp tục đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng để thực hiện các công trình lưới điện 220kV, 110kV và lưới điện phân phối, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục cho địa phương và khu vực.
Dự báo, năm 2017 Công ty Điện lực Bình Dương sẽ phát triển thêm trên 33.600 khách hàng, nâng tổng số khách hàng của công ty hiện nay lên hơn 446.000 khách hàng. Như vậy, đến nay tỷ lệ hộ sử dụng điện tại Bình Dương đã đạt gần 99,99%.
Để làm tốt nhiệm vụ cung ứng đủ nguồn điện, bảo đảm chất lượng phục vụphát triển kinh tế- xã hội, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Miền Nam bày tỏ mong muốn tỉnh Bình Dương tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng để các công trình được hoàn thành đúng theo kế hoạch. Về phía tỉnh, ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị tổng công ty cần nâng cao chất lượng phục vụ, tính an toàn của các công trình lưới điện cho địa phương, nhất là khu vực điện còn thiếu và yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp trong tỉnh.
Nâng cao chất lượng phục vụ
Nhằm góp phần tiết kiệm kinh phíđầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng về điện do Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đầu tư trên địa bàn tỉnh, Công ty Điện lực Bình Dương đã vận động cán bộ, công nhân viên đơn vị tự thực hiện công tác tư vấn thiết kế 8 công trình điện, nhờ đó đã tiết kiệm chi phí trên 700 triệu đồng so với thuê tư vấn bên ngoài và rút ngắn được thời gian, tiến độ thực hiện công trình. Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Bình Dương tiếp tục nâng cao chất lượng và tính an toàn trong cung cấp điện các công trình mà Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đã bàn giao cho công ty quản lý dự án thuộc nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Cụ thể như Dự án nâng cấp và phát triển lưới điện trung hạ thế thuộc khu vực trung tâm thị xã, thành phố trong tỉnh với tổng mức đầu tư 135 tỷ đồng; công trình khối lượng 146,2km đường dây trung thế, 40,1km đường dây hạ thế, 34 trạm biến áp với tổng công suất 4.320 kVA. Dự kiến, công trình này sẽđược khởi công trong năm nay; Dự án DPL4 chương trình hỗ trợ chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 4 vốn vay ODA với tổng mức đầu tư dự kiến 216,5 tỷ đồng.
Cũng từ yêu cầu thực tế công việc, thời gian qua, cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Bình Dương đã thực hiện 21 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất. Các sáng kiến này đã góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc trong toàn đơn vị. Công ty Điện lực Bình Dương cũng đã xây dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm phục vụcông tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh như: Quản lý công tác thí nghiệm thiết bị trên lưới điện; đăng ký văn phòng phẩm trực tuyến; quản lý kho hồ sơ lưu trữ bằng điện thoại thông minh, ứng dụng mã QR…
Để hoàn thành kế hoạch đã được giao, ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu ngành điện của tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụtương xứng với sản lượng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Đối với công tác đầu tư xây dựng các công trình hạtầng, lưới điện, cần có sự phối hợp, bàn bạc kỹ với các bên liên quan, tránh sửa chữa, thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch đề ra. Việc phối hợp tốt sẽ giúp các bên thực hiện đồng bộ giữa đầu tư hạtầng với chỉnh trang đô thị, góp phần tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả, chất lượng và tính an toàn của công trình.
Ông NGUYỄN VĂN HỮU, Phó Giám đốc Sở Công thương, Phó trưởng Ban chỉ đạo an toàn - tiết kiệm điện tỉnh:
Đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng điện
So với các nước trong khu vực thì hiệu quả sử dụng điện/đơn vị sản phẩm của nước ta còn thấp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp trong nước trên thị trường. Để giải quyết bài toàn này, việc chúng ta cần làm là phải đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, góp phần tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp vàsản phẩm trên thị trường.
DUY CHÍ