Ban hành vùng cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: Là bảo vệ các công trình văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

Thứ năm, ngày 25/07/2013

Trước thực trạng khai thác khoáng sản (KTKS) ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng không ít tình hình an ninh trật tự, gây bức xúc đối với người dân địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số1394/QĐ-UBND về việc phê duyệt các vùng cấm vàtạm thời cấm hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, bà Nguyễn ThịHồng Thúy, Phó phòng Tài nguyên nước và KS Sở Tài nguyên và Môi trường đã cho biết vấn đề này.  

Núi chùa Châu Thới ở xã Bình An, TX.Dĩ An đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 21-4-1989

 Trước thực trạng khai thác khoáng sản (KTKS) ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng không ít tình hình an ninh trật tự, gây bức xúc đối với người dân địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số1394/QĐ-UBND về việc phê duyệt các vùng cấm vàtạm thời cấm hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, bà Nguyễn ThịHồng Thúy, Phó phòng Tài nguyên nước và KS Sở Tài nguyên và Môi trường đã cho biết vấn đề này.

 - Thưa bà, hiện trạng KTKS trên địa bàn tỉnh hiện tại ra sao?

- Theo quy định, KS được khai thác trên địa bàn tỉnh chỉ làcác KS làm vật liệu xây dựng thông thường như sét gạch ngói, cát xây dựng, đáxây dựng, cuội sỏi laterit. Toàn tỉnh hiện có 43 điểm mỏđược thăm dò gồm: sét gạch ngói có 15 điểm mỏtập trung ởTân Uyên, Bến Cát vàPhú Giáo với diện tích 394 ha, trữ lượng đãđược phê duyệt là41 triệu m3. Đá xây dựng có 24 điểm mỏtập trung ởTX.DĩAn PhúGiáo, Tân Uyên 15 điểm mỏ với diện tích 844 ha, trữ lượng 384 triệu m3. Cát xây dựng 4 mỏtập trung ởDầu Tiếng, Sông Bé (Tân Uyên + Phú Giáo), trữ lượng đãđược phê duyệt gần 3 triệu m3. Đến nay có 38/43 điểm mỏđã đi vào khai thác, 5 mỏđang hoàn tất thủ tục đểcấp phép khai thác. Sốdoanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh là34 đơn vịvới sản lượng khai thác những năm gần đây: Kaolin khoảng 155.000 tấn/năm, đá xây dựng gần 10 triệu m3/năm, sét gạch ngói khoảng 1,5 triệu m3/ năm, cát xây dựng 100.000 m3/ năm, kịp thời cung cấp nguyên liệu đểxây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương và trong khu vực, góp phần ổn định vàphát triển kinh tế- xãhội của tỉnh.

Cùng với sựhoàn thiện của hệthống pháp luật vềKS, những năm qua, công tác quản lý vàbảo vệtài nguyên KS đãđược Tỉnh ủy, UBND tỉnh hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện, các sở, ngành liên quan cũng đãthực hiện kháđầy đủtoàn diện chức năng, nhiệm vụđược giao, giúp UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động KS trên địa bàn tỉnh, nhờ đó, hoạt động KTKS của các DN đãdần đi vào nềnếp. Đa sốcác DN chấp hành tốt các quy định pháp luật vềKS vàcác quy định khác cóliên quan như về đánh giátác động môi trường, cóthiết kếcơ sở, giấy chứng nhận đầu tư, thuê đất để KTKS….

- Được biết, trong hoạt động KTKS vẫn còn những hạn chế, gây bức xúc đối với người dân phải không?

- Đúng! Hạn chế đó là công tác quản lý địa bàn ở một số nơi chưa chặt chẽ, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hoạt động KS chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở cấp cơ sở, công tác kiểm tra giám sát chưa thường xuyên dẫn đến KTKS trái phép, đặc biệt làkhai thác cát, sỏi đỏ diễn ra còn khá nhiều. Đã vậy, một sốđơn vịđược cấp phép KTKS chưa chấp hành nghiêm vàđầy đủcác quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và gây bức xúc đối với người dân địa phương.

- Vậy, bà có thể cho biết mục đích của việc ban hành quyết định vùng cấm và tạm cấm KTKS lần này?

- Ngày 11-6-2013, UBND tỉnh đãban hành Quyết định số1394/QĐ-UBND về việc phê duyệt các vùng cấm vàtạm thời cấm hoạt động KS trên địa bàn tỉnh. Mục đích của việc ban hành quyết định này nhằm bảo vệcác công trình văn hóa, di tích lịch sử(VH-LS), danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, đất dành riêng cho quốc phòng -an ninh (QP-AN), đất tôn giáo, các công trình dân sựquan trọng, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không bịxâm hại bởi hoạt động KS gây ra, đồng thời để bảo vệtài nguyên KS chưa khai thác còn nằm phía dưới các công trình cần bảo vệnêu trên.

- Và những khu vực cấm và tạm cấm KTKS là khu vực nào?

- Khu vực cấm hoạt động KS gồm 26 khu vực: Thuộc phạm vi bảo vệ khu di tích VH-LS, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, đất dành riêng cho tôn giáo 5 khu vực gồm: Di tích VH-LS Chùa Núi Cậu, Chùa Châu Thới, Núi Chùa, Di tích Lịch sử- Địa đạo Tây Nam, Di tích lịch sửrừng Kiến An; thuộc phạm vi bảo vệ là đất rừng phòng hộ gồm 2 khu vực làrừng phòng hộNúi Cậu vàrừng phòng hộNúi Đất; thuộc phạm vi bảo vệ làđất QP-AN gồm 8 khu vực; thuộc phạm vi vàhành lang bảo vệcác công trình dân sựquan trọng 11 khu vực gồm: sét gạch ngói Bình Điền (PhúHòa, TP.Thủ Dầu Một), sét gạch ngói Thủ Dầu Một, sét gạch ngói Bến Trắc (Bến Cát), sét gạch ngói Khánh Bình (Tân Uyên), Kaolin - cuội sỏi Bến Sắn (Trại phong Bến Sắc, Tân Uyên), đá xây dựng Bình Thung (TX. Dĩ An), đá xây dựng thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, sét gạch ngói trong Khu công nghiệp - đô thị Mỹ Phước 1, 2, 3; đá xây dựng Đường điện 500KV Song Mây - Tân Định vàcát xây dựng đoạn từđập Dầu Tiếng vào phía lòng hồ500m vàtừđập xuống hạnguồn 4km.

Các khu vực tạm thời cấm hoạt động KS gồm 2 khu vực để phòng chống thiên tai sạt lởbờ sông gồm: Cát sông Sài Gòn - đoạn từphía trên cầu Bến Súc 4km đến phía dưới hạnguồn thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, dài 104km vàcát sông Đồng Nai (toàn tuyến thuộc địa phận tỉnh Bình Dương dài 58km).

Các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động KS của tỉnh không phải chỉcócốđịnh như trên màsẽđược điều chỉnh, bổsung khi cóphát hiện mới.

- Nếu phát hiện hoạt động KS trái phép và vi phạm vùng cấm, tạm cấm thì xử lý như thế nào?

- Theo quyết định của UBND tỉnh, đối tượng nếu vi phạm ngoài việc bịxửphạt vi phạm hành chính, tịch thu phương tiện khai thác, vận chuyển KS, buộc phải phục hồi hiện trạng theo các quy định vềKS còn bịxửlýtheo pháp luật liên quan đến công trình cần bảo vệnhư Luật Bảo vệdi sản văn hóa, Luật Bảo vệcác công trình thủy lợi, đê điều, Luật Bảo vệrừng... Ngoài ra, cơ quan quản lýcác đối tượng thuộc vùng cấm, tạm cấm hoạt động KS cũng phải làm rõ trách nhiệm trong việc bảo vệcông trình vàKS chưa khai thác thuộc đối tượng mình quản lý.

 HUY HỒNG (thực hiện)