“Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…”

Thứ tư, ngày 06/07/2011
@page Section1 {size: 8.5in 11.0in; margin: 1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin: .5in; mso-footer-margin: .5in; mso-paper-source: 0; } P.MsoNormal { MARGIN: 0in 0in 0pt; FONT-FAMILY: Arial; FONT-SIZE: 10pt; mso-style-parent: ""; mso-pagination: widow-orphan; mso-fareast-font-family: "Times New Roman" } LI.MsoNormal { MARGIN: 0in 0in 0pt; FONT-FAMILY: Arial; FONT-SIZE: 10pt; mso-style-parent: ""; mso-pagination: widow-orphan; mso-fareast-font-family: "Times New Roman" } DIV.MsoNormal { MARGIN: 0in 0in 0pt; FONT-FAMILY: Arial; FONT-SIZE: 10pt; mso-style-parent: ""; mso-pagination: widow-orphan; mso-fareast-font-family: "Times New Roman" } DIV.Section1 { page: Section1 }

Những ngày qua, sự kiện nổi bật trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến mọi người quan tâm chú ý, nhất là các em học sinh có lẽ không thể nào phai mờ trong quảng đời học sinh của mình đó là hình ảnh các bậc cha mẹ đứng, ngồi, nằm héo hắt trong quán cóc ven đường, trên hành lang vĩa hè đường phố bất kể mưa, nắng, bụi đường với tâm trạng lo âu, thắc thỏm cùng chung một khát vọng nhìn về tương lai tươi sáng đang chờ đón con mình qua kỳ thi tuyển sinh đại học đang diễn ra trên cả nước.

Không bút mực nào tả cho hết nỗi lo toan vất vả của các bậc làm cha làm mẹ qua đợt vượt vũ môn của con em mình tại các trường thi. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nhưng tựu trung tất cả đều chung một mục đích “vì con”.

   Anh Phạm Tấn Hoàng (Đồng Phú, Bình Phước) lần đầu tiên biết đến thị xã Thủ Dầu Một khi đưa con đi thi vào trường đại học Đây là những khuôn mặt khắc khổ xạm đen vì nắng gió của những người cha suốt đời chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên cánh đồng làng cứ nhấp nha nhấp nhỏm ngóng vào phòng thi, đếm từng khắc thời gian trôi qua để được gặp con, nghe con báo tin vui! Kia là những khuôn mặt đầy âu lo với những vết thâm quầng quanh khóe mắt của những người mẹ suốt đêm không ngủ chờ trời sáng để đưa con đến trường thi.

Hỏi vài câu làm quen, mới biết nhà nào cũng chắt chiu dành dụm thành quả lao động cả tháng rộng ngày dài, có người góp nhặt cả năm trời mới đủ tiền lo cho con đi thi. Chưa hết, nhiều bậc cha mẹ tạm gác lại chuyện ruộng nương, heo, gà, chạy xe ôm, bán hàng rong... để theo con “lai kinh ứng thí”.

Con đi thi, cha mẹ đi theo làm… ô sin. Lo cho con từng li từng tí, từng miếng ăn, giấc ngủ, giặt giũ quần áo cho con để rồi khi con yên tâm bước vào phòng thi, bên ngoài ba mẹ lại đứng ngồi không yên vì thấp thỏm, lo âu.

Đồng hành cùng các sĩ tử trong kỳ thi đại học, cao đẳng là những người cha, người mẹ nghèo, có người chưa một lần đi xa, chưa một lần đặt chân lên phố nhưng suốt mấy ngày qua, họ trở thành những lá chắn vững vàng để con yên tâm vững bước vào đời, là cánh chim không mõi đưa con đi thật xa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con trẻ yên tâm, vững chí bước vào kỳ thi với tâm trạng vững tin tràn đầy nghị lực.

Công lao chăm sóc như trời biển của các bậc sinh thành là động lực để các sĩ tử cố gắng vượt qua bước ngoặt quan trọng nhất của đời học sinh.

MINH HOÀNG