10 sự kiện di sản văn hoá Việt Nam tiêu biểu năm 2010

Thứ ba, ngày 28/12/2010

Năm 2010 chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của ngành di sản văn hóa Việt Nam. Nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được Chính phủ thông qua…

1. Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Đại lễ diễn ra trong 10 ngày với nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra trong cả nước, là đỉnh cao hội tụ, tỏa sáng và tôn vinh các giá trị của di săn văn hóa Thăng Long – Hà Nội.   Trong các hoạt động của Đại lễ, sự kiện Hoàng Thành Thăng Long được trao chứng nhận di săn văn hóa của UNESCO vào ngày khai mạc 1.10 là dấu ấn đậm nét.

Dàn 100 chiếc Trống đồng chào mừng Đại lễ Dàn 100 chiếc Trống đồng chào mừng Đại lễ

Cùng với đó, dàn 100 Trống đồng phục vụ Đại hợp xướng "Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long", do Ban Chỉ đạo quốc gia 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, Liên Chi hội DSVH Lam Kinh Thanh Hoá, Hội Cổ vật Thanh Hoa và Công ty Hữu nghị Á Châu phối hợp thực hiện cũng là một hoạt động đặc biệt. Dàn Trống đồng này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam cấp Bằng xác nhận kỷ lục "Dàn Trống đồng phục vụ Đại hợp xướng nhiều nhất". 2. Nhiều di sản văn hoá Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới Ngày 9.3.2010, Kỳ họp toàn thể Uỷ ban Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc UNESCO (MOWCAP) diễn ra tại  Ma Cao (Trung Quốc), 82 Bia Tiến sĩ Triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội được công nhận và ghi danh vào Danh sách Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 1.8.2010, tại Brasilia (Thủ đô Brazil), Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO thông qua Nghị quyết công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hoá Thế giới thứ 900 trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Công viên địa chất toàn cầu

Ngày 16.11.2010, tại thành phố Narobi (Thủ đô Kenya), Kỳ họp thứ 5 của Uỷ ban Liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO chính thức công nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 3.10.2010, tại Hội nghị mạng lưới công viên địa chất Châu Âu tổ chức ở Lavos (Hy Lạp), Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN) công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. 3. Chính phủ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18.6.2009. Luật sửa đổi, bố sung có hiệu lực thi hành từ 1.1.2010. Một số văn bản quan trọng khác về lĩnh vực di sản văn hoá cũng được ban hành trong năm 2010. Tiêu biểu như: Chính phủ phê duyệt Danh sách thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia nhiệm kỳ 2010-2014, gồm 27 thành viên (ngày 19.8); quy định về việc kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (ngày 30.6)… 4. Nhận giải thưởng Quốc tế đầu tiên về trùng tu di sản kiến trúc Tháng 9.2010, Dự án Đầu tư thực nghiệm bảo tồn, tôn tạo đình Chu Quyến (xã Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) được Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trao Giải thưởng cao nhất về bảo tồn di sản kiến trúc năm 2010.

Đình Chu Quyến nhận giải thưởng cao nhất của Hiệp hội KTS Châu Á - Thái Bình Dương về trùng tu di sản kiến trúc Đình Chu Quyến nhận giải thưởng cao nhất của Hiệp hội KTS Châu Á - Thái Bình Dương về trùng tu di sản kiến trúc

Dự án do KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích là chủ nhiệm. Đây cũng là lần đầu tiên, một dự án trùng tu của Việt Nam đoạt giải thưởng kiến trúc quốc tế. Thành công đạt được từ dự án trùng tu đình Chu Quyến là sự khởi đầu đáng mừng, là những kinh nghiệm quý giá trong việc trùng tu, bảo tồn các di sản kiến trúc của VN. Thông qua việc thực hiện dự án này, những chuẩn mực trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã được xây dựng để áp dụng với các di tích khác nhằm nâng cao chất lượng khoa học và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. 5. Tổ chức thành công Ngày di sản Văn hóa Việt Nam Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ VI (23.11) được tổ chức sâu rộng trong cả nước với nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Theo đó, từ ngày 20.11 đến ngày 24.11.2010, Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam đã diễn ra với chủ đề: "Dấu ấn Thăng Long - Hà Nội và Tuổi trẻ với Di sản văn hoá Việt Nam" gồm nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, đặc sắc tôn vinh giá trị di sản văn hoá dân tộc.

Khai mạc ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ, Hà Nội Khai mạc ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ, Hà Nội

Trong khuôn khổ chương trình, tối ngày 23.11, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc sắc "Di sản văn hoá với Thăng Long - Hà Nội" tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ. Lần đầu tiên, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đã vận động, trao tài trợ 200 triệu đồng cho việc bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích Pác Bó, tỉnh Cao Bằng.6. Nhiều vấn đề về trùng tu di tích được xã hội quan tâm Hàng loạt dự án trùng tu di tích trong năm 2010 đều khiến dư luận không đồng tình bởi những cách làm thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm của những người thực hiện. Tiêu biểu phải kể đến việc trùng tu sai xót ở các di tích: Thành nhà Mạc tại Tuyên Quang, Thành cổ Tây Sơn, đình Kim Liên…

Đình Kim Liên sau trùng tu bị cho là kém thân thiện và kém đẹp hơn Đình Kim Liên sau trùng tu bị cho là kém thân thiện và kém đẹp hơn

Các di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo nếu không bị “trẻ hóa” đến vài trăm tuổi thì cũng sai lịch sử hoặc sai so với nguyên gốc và kém đẹp hơn. Việc hàng loạt các di tích bị trùng tu không đúng cách đã khiến cho di tích không những biến mất mà còn khiến cho các thế hệ sau nhìn nhận sai lệch về giá trị lịch sử của di tích. Bên cạnh những vấn đề về trùng tu di tích, những  vấn đề khác về di tích cũng được đặt ra cấp thiết như: bảo tồn thế nào, phát huy ra sao để vừa đảm bảo giữ nguyên trạng di tích lại đảm bảo cuộc sống của người dân đối với  những di tích có sự sinh hoạt của con người như: Làng cổ Đường Lâm, phố cổ Hà Nội… 7. Nhiều bảo tàng, di tích, trưng bày về di sản văn hoá được mở cửa phục vụ khách tham quan Năm 2010 cũng là năm nhiều bảo tàng, di tích, trưng bày về di sản văn hoá được mở cửa phục vụ khách tham quan. Tiêu biểu nhất là việc lần đầu tiên mở cửa khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Hà Nội vào ngày 2.10 và sự kiện khai trương Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc VN giai đoạn I tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội… 

Lần đầu tiên đón khách thăm quan tại khu Khảo cổ 18 Hoàng Diệu Lần đầu tiên đón khách thăm quan tại khu Khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Ngoài ra, nhiều công trình bảo tàng, di tích khác cũng mở cửa trong năm 2010 như: nhiều trưng bày chuyên đề về di sản Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người; khánh thành Công trình Bảo tàng Hà Nội (Ngày 6.10.2010); lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức Trưng bày chuyên đề "Bảo vật Hoàng Cung", giới thiệu một phần nhỏ trong kho tàng phong phú bảo vật Việt Nam (9.10.2010), khánh thành Hệ thống trưng bày mới Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (18.10.2010)….8. Công tác xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá có bước phát triển mới Hoạt động của Hội Di sản Văn hoá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực: tính đến tháng 11.2010, phát triển thêm 486 hội viên, 8 tổ chức cơ sở Hội, nâng số hội viên của toàn Hội lên 3814 người, tổ chức cơ sở của Hội lên 96 tổ chức. Ngoài ra, có nhiều các hoạt động khác nhằm dẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về di sản văn hoá: nâng cao chất lượng Tạp chí Thế giới Di sản, quyết định xuất bản Vietnam Heritage - Ấn phẩm kỳ 2 hàng tháng của Tạp chí Thế giới Di sản, nâng cấp Website của Hội… Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hoá của Hội cũng đã thực hiện Dự án "Liên kết với nhà trường phát triển giáo dục di sản ở bảo tàng, di tích và các điểm văn hoá - lịch sử ở Hà Nội" do Văn phòng UNESCO Hà Nội tài trợ. Năm 2010 đã thành lập Hội Di sản Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1.11.2010 và Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn vào ngày 4.5.2010. 9.  Vịnh Hạ Long xếp thứ 2 cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới mới Trong cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới mới, do Tổ chức New Open World khởi xướng, qua Website http://www.vote.com, Vịnh Hạ Long được xếp hạng là một trong 28 danh thắng có phiếu bầu ủng hộ cao nhất. Đến tháng 9.2010, Vịnh Hạ Long chiếm vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng.

Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long còn tiếp tục giành ngôi thứ 2 trong số 10 điểm du ngoạn tốt nhất bằng thuyền nổi tiếng trên thế giới (10 best boat journeys) do tạp chí du lịch “Lonely Planet” của Anh bình chọn. Các địa điểm còn lại trong danh sách còn có: Vịnh hẹp (Na Uy), song Amazon (Nam Mỹ), sông Franklin (Australia), công viên Quetico Provincial (Canada), hồ Kerala (ấn Độ), vịnh Milford Sound (New Zealand), các hòn đảo của Hy lạp, vịnh Disko (Greenland) và quần đảo Galapágos (Ecuador).10. Các Hội liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ Trong năm qua, các Hội liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di săn văn hóa dân tộc đều đã tổ chức thành công các Đại hội nhiệm kỳ như: Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam…

Theo Lao Động